Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi
Ngày đăng: 11/05/2015

Dẫn chúng tôi vào xem vườn thả gà với trên 1000 con đang lớn lên từng ngày, anh Hoan kể, trước đây gia đình anh là hộ nghèo. Sức khỏe có nhưng loay hoay với bài toán xóa đói giảm nghèo đâu có dễ. Năm 2013, Sở Lao động tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình giảm nghèo, anh được cấp 150 con gà giống. Sau 3 tháng nuôi, xuất bán, anh thu được một khoản lãi. Theo anh tính toán, 1 năm nuôi 3 lứa, thu nhập cũng dần được nâng lên và gia đình anh thoát nghèo vào năm 2013.

Năm 2014, Trạm Khuyến Nông huyện Định Hóa triển khai mô hình nuôi gà thả vườn tại 2 xã Đồng Thịnh và Bảo Cường với quy mô 9 hộ tham gia. Gia đình anh được tin tưởng giao nuôi 700 con gà mía. Sau 3 tháng nuôi, gà phát triển nhanh, không có dịch bệnh. Thời điểm đó, gà được giá nên trừ chi phí cám bã, thuốc thú y và công chăm sóc, 700 con gà mía của anh cho lãi trên 20 triệu đồng.

Với kinh nghiệm đã có, anh Hoan đã mạnh dạn nâng quy mô đàn lên trên 1000 con gà. Có thời điểm một lứa anh nuôi 3000 con. Lứa gà anh Hoan đang nuôi khi xuất bán ước trọng lượng đạt 2,5 kg/con. Giống gà mía cho thịt ngon và chắc nên bán được giá cao hơn, từ 70 nghìn đồng/kg, hoạch toán kinh tế khi bán hết lứa gà 1000 con, anh thu về khoảng 30 triệu đồng tiền lãi.

Anh Hoan chia sẻ, do gia đình có diện tích chăn thả rộng nên gà khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo máng ăn, nước uống đầy đủ là gà có thể tự do phát triển. Cách nuôi gà cũng rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Gà con từ 1 đến 2 tháng tuổi cho ăn 100% cám công nghiệp và trước khi bán cho ăn với tỷ lệ 1 cám +1 ngô đảm bảo thịt gà chắc và thơm ngon. Nhờ được cán bộ Trạm Khuyến nông trực tiếp xuống tư vấn, hỗ trợ kiến thức phòng bệnh nên đàn gà nhà anh phát triển ổn định, không bị dịch bệnh.

Với ý chí vươn lên tự học hỏi, cùng sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, mô hình nuôi gà vườn đồi của gia đình anh Triệu Văn Hoan là một điển hình về phát triển chăn nuôi thoát nghèo, đem lại thu nhập khá cho hộ gia đình. Từ đó, khuyến khích người dân trong vùng học tập, mạnh dạn đầu từ sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện


Có thể bạn quan tâm

100 Hộ Dân Được Hỗ Trợ Nuôi Ngựa Sinh Sản 100 Hộ Dân Được Hỗ Trợ Nuôi Ngựa Sinh Sản

Thực hiện Dự án hỗ trợ, phát triển ngựa giống địa phương năm 2013 theo vốn chương trình Nghị quyết 30a, huyện Bắc Hà (Lào Cai) hỗ trợ 100 hộ dân ở 5 xã: Bản Phố, Thải Giàng Phố, Hoàng Thu Phố, Tả Văn Chư, Lùng Cải, với tổng số tiền hỗ trợ là 1 tỷ đồng đầu tư nuôi ngựa sinh sản.

10/10/2013
Bắc Kạn Khống Chế Dịch Bệnh Lở Mồm Long Móng Bắc Kạn Khống Chế Dịch Bệnh Lở Mồm Long Móng

Chi cục trưởng Thú y Bắc Kạn Hoàng Việt Thường cho biết, 15 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có gia súc mắc bệnh, dịch bệnh lở mồm long móng đã được khống chế.

10/10/2013
Quy Hoạch Phát Triển Cây Trôm Quy Hoạch Phát Triển Cây Trôm

Đến nay, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thống kê chính xác được diện tích cây trôm hiện có của Bình Thuận, nhưng riêng ở huyện Tuy Phong, trôm được coi là loại cây thế mạnh, đang được địa phương quy hoạch phát triển diện tích và tìm nguồn tiêu thụ ổn định...

10/10/2013
Hiệu Quả Nuôi Cá Chình Trong Ao Hiệu Quả Nuôi Cá Chình Trong Ao

Tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Trung tâm KN-KN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá chình trong ao.

11/10/2013
Nỗ Lực Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Nỗ Lực Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Quảng Nam đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh với kỳ vọng chấm dứt kiểu khai thác tràn lan, tận diệt.

11/10/2013