Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi

Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi
Ngày đăng: 16/12/2013

Đó là anh Nguyễn Minh Công, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát (Bình Định). Bắt đầu chăn nuôi heo, gà từ năm 2006, nhờ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi tại địa phương và dần tích lũy kinh nghiệm, chăn nuôi có hiệu quả.

Từ đó, anh mở rộng quy mô chăn nuôi với 3 khu chuồng trại gồm 3 trại nuôi gà, 1 trại nuôi heo, được đầu tư hiện đại, bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi 3 - 4 lứa gà, mỗi lứa 3.500 con. Ở trại heo luôn có 5 heo nái, trên 80 heo thịt.

Theo kinh nghiệm chăn nuôi của anh Công, bên cạnh yếu tố kỹ thuật, lựa chọn con giống, tiêm phòng dịch bệnh, còn là khâu vệ sinh khu vực chăn nuôi và bố trí chuồng trại hợp lý, khoa học. Định kỳ 1 đến 2 lần/tháng, anh rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại. Chất thải của vật nuôi được đưa vào hầm biogas để đảm bảo môi trường trong lành, đồng thời tăng nguồn điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Nhờ đó, đàn heo, gà của anh phát triển tốt, hầu như không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Bình quân mỗi năm, trừ chi phí về con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, anh thu lãi khoảng trên 160 triệu đồng. Nhờ đó, anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi và có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho các con. Những năm qua, anh Công liên tục được các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể địa phương biểu dương, khen thưởng nhờ tinh thần ham học hỏi, dẫn đến thành công trong chăn nuôi, nhiệt tình giúp đỡ bà con thôn xóm trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư…


Có thể bạn quan tâm

Độc Đáo Mô Hình Nuôi Le Le Bán Hoang Dã Độc Đáo Mô Hình Nuôi Le Le Bán Hoang Dã

Le le là một loài chim hoang dã, có nhiều ở vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự nhiên để bán cho các nhà hàng làm món đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và cũng muốn bảo tồn một loài chim có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã tìm cách nuôi và cho sinh sản le le. Ông Sa Lê và ông Gồ Sa Ly (cả hai đều là người Chăm) là 2 điển hình nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

07/05/2012
Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

11/05/2012
Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

13/07/2012
Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

12/04/2012
Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.

13/07/2012