Thoát Nghèo Nhờ Cây Hành

Với diện tích đất sản xuất gần 1.000m2, anh Nguyễn Đức Trọng đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) trước đây chỉ trồng ngô, khoai, hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể những năm mất mùa. Gia đình 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào 2 vụ thu hoạch ngô, cuộc sống rất khó khăn. Từ năm 2000, gia đình anh chuyển sang trồng rau, tuy vất vả hơn trồng ngô, khoai nhưng hiệu quả kinh tế bắt đầu khởi sắc dần.
Tận dụng hết diện tích đất trống, mỗi năm gia đình anh Trọng trồng hai vụ rau: vụ đông và vụ hè, trong đó cây trồng chính là hành. Anh tâm sự, thu nhập chủ yếu là từ cây hành nhưng chăm hành rất vất vả. Vụ hè thì trồng giống hành Lai Châu, loại này gia đình anh có thể tự nhân giống trồng tiếp được nên chi phí ban đầu sẽ rẻ hơn, nhưng đến tầm tháng 8 giống hành này không phát triển được.
Vụ này phải chuyển sang mua giống hành hoa đăm, được chuyển từ xuôi lên với giá rất đắt, trung bình mỗi vụ phải gieo từ 3 đến 4kg giống, chi phí từ 2 - 2,5 triệu đồng tiền giống. Mỗi lứa hành từ 2,5 - 3 tháng là được thu hoạch, giá bán trung bình từ 10 đến 13 nghìn đồng/kg, vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 3, tháng 4 và tháng 11) có thể bán được 20 đến 25 nghìn đồng/kg.
Trung bình mỗi vụ, gia đình anh thu hoạch từ 2,5 - 3 tấn hành. Ngoài trồng hành, anh Trọng còn trồng thêm cải đông dư và xà lách. Hai loại rau này cho thu hoạch nhanh hơn, chỉ mất khoảng hơn một tháng, nhưng giá thành lại rất rẻ, có những thời điểm cải đông dư chỉ có giá 2 nghìn đồng/kg, nên anh vẫn tập trung trồng hành là chủ yếu.
Anh Trọng bày tỏ mong muốn được tham gia các lớp tập huấn kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc rau để hiệu quả sản xuất cao hơn. Bởi hiện nay gia đình anh trồng rau chủ yếu là tự đúc kết kinh nghiệm và học hỏi từ các hộ trồng rau khác.
Mỗi năm tổng thu nhập từ trồng rau của gia đình anh Trọng đạt gần 100 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh để vốn đầu tư cho vụ sau, mua sắm các tiện nghi phục vụ cuộc sống gia đình; còn dư anh gửi tiết kiệm làm nguồn “dự phòng”. Hai con gái của anh Trọng cũng được ăn học đàng hoàng, hiện đã có công việc ổn định. Gia đình anh đã vươn lên thành hộ khá giả của xã Thanh Hưng.
Có thể bạn quan tâm

Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt.

Ông Kiều Văn Cang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định cho biết: Trong vụ hè thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức SNV (Hà Lan), Chi cục đã phối hợp với một số địa phương trong tỉnh triển khai sản xuất 7 mô hình thâm canh lúa cải tiến chống biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (gọi tắt là phương pháp SRI).

“Để phát huy hiệu quả vốn ưu đãi, bên cạnh việc người vay phải có ý thức vươn lên, không thể thiếu những “cầu nối” đưa vốn đến đối tượng thụ hưởng”- bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quang Bình, Hà Giang, cho hay.

Những ngày gần đây giá chanh ở ĐBSCL tăng kỷ lục. Thương lái mua chanh không hạt với giá từ 35.000- 40.000 đ/kg, chanh núm giá từ 20.000- 22.000 đ/kg, tăng gần gấp đôi so tháng trước. Tại một số chợ, chanh bán lẻ giá từ 1.500- 2.000 đ/trái.

Ngày 21-5, Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá kỹ thuật trồng luân canh, xen canh lạc và đậu tương với mía tại Thanh Hóa.