Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Cây Hành

Thoát Nghèo Nhờ Cây Hành
Ngày đăng: 06/06/2014

Với diện tích đất sản xuất gần 1.000m2, anh Nguyễn Đức Trọng đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) trước đây chỉ trồng ngô, khoai, hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể những năm mất mùa. Gia đình 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào 2 vụ thu hoạch ngô, cuộc sống rất khó khăn. Từ năm 2000, gia đình anh chuyển sang trồng rau, tuy vất vả hơn trồng ngô, khoai nhưng hiệu quả kinh tế bắt đầu khởi sắc dần.

Tận dụng hết diện tích đất trống, mỗi năm gia đình anh Trọng trồng hai vụ rau: vụ đông và vụ hè, trong đó cây trồng chính là hành. Anh tâm sự, thu nhập chủ yếu là từ cây hành nhưng chăm hành rất vất vả. Vụ hè thì trồng giống hành Lai Châu, loại này gia đình anh có thể tự nhân giống trồng tiếp được nên chi phí ban đầu sẽ rẻ hơn, nhưng đến tầm tháng 8 giống hành này không phát triển được.

Vụ này phải chuyển sang mua giống hành hoa đăm, được chuyển từ xuôi lên với giá rất đắt, trung bình mỗi vụ phải gieo từ 3 đến 4kg giống, chi phí từ 2 - 2,5 triệu đồng tiền giống. Mỗi lứa hành từ 2,5 - 3 tháng là được thu hoạch, giá bán trung bình từ 10 đến 13 nghìn đồng/kg, vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 3, tháng 4 và tháng 11) có thể bán được 20 đến 25 nghìn đồng/kg.

Trung bình mỗi vụ, gia đình anh thu hoạch từ 2,5 - 3 tấn hành. Ngoài trồng hành, anh Trọng còn trồng thêm cải đông dư và xà lách. Hai loại rau này cho thu hoạch nhanh hơn, chỉ mất khoảng hơn một tháng, nhưng giá thành lại rất rẻ, có những thời điểm cải đông dư chỉ có giá 2 nghìn đồng/kg, nên anh vẫn tập trung trồng hành là chủ yếu.

Anh Trọng bày tỏ mong muốn được tham gia các lớp tập huấn kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc rau để hiệu quả sản xuất cao hơn. Bởi hiện nay gia đình anh trồng rau chủ yếu là tự đúc kết kinh nghiệm và học hỏi từ các hộ trồng rau khác.        

Mỗi năm tổng thu nhập từ trồng rau của gia đình anh Trọng đạt gần 100 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh để vốn đầu tư cho vụ sau, mua sắm các tiện nghi phục vụ cuộc sống gia đình; còn dư anh gửi tiết kiệm làm nguồn “dự phòng”. Hai con gái của anh Trọng cũng được ăn học đàng hoàng, hiện đã có công việc ổn định. Gia đình anh đã vươn lên thành hộ khá giả của xã Thanh Hưng.


Có thể bạn quan tâm

VASEP Yêu Cầu Kiểm Soát Chặt Các Chất Kháng Sinh Trong Tôm VASEP Yêu Cầu Kiểm Soát Chặt Các Chất Kháng Sinh Trong Tôm

Ngày 20/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

21/03/2014
Khánh Hòa Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác Khánh Hòa Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

21/03/2014
Cải Tiến Sản Xuất Giống Cá Nàng Hai Cải Tiến Sản Xuất Giống Cá Nàng Hai

Cá nàng hai có giá trị kinh tế khá cao trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tỷ lệ sinh sản rất thấp, ThS. Phạm Phú Hùng, giám đốc Trung tâm thủy sản Long An, và cộng sự đã thực hiện một số biện pháp sản xuất giống cá nàng hai quy mô nông hộ giúp người nông dân có thể tự nhân giống và nuôi cá thành công ngay tại ao nhà.

23/02/2014
Ngư Dân Phú Yên Trúng Đậm Cá Ngừđại Dương Ngư Dân Phú Yên Trúng Đậm Cá Ngừđại Dương

Sau thời gian dài đánh bắt thua lỗ, từ đầu tháng 3-2014 đến nay, ngư dân Phú Yên đột ngột trúng đậm cá ngừ đại dương với sản lượng bình quân 1,5 tấn, có tàu đạt trên 3 tấn, lãi hơn 300 triệu đồng.

21/03/2014
Nhập Khẩu Trên 22.000 Con Bò Úc Nhập Khẩu Trên 22.000 Con Bò Úc

Theo ông Nguyễn Xuân Bình - giám đốc Cơ quan thú y vùng VI (Bộ NN&PTNT) - từ đầu năm đến ngày 15-3, các công ty đã nhập khẩu thông quan tại đơn vị này 22.000 con bò sống từ Úc.

21/03/2014