Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Bền Vững Nhờ Nghề Trồng Hoa Hồng

Thoát Nghèo Bền Vững Nhờ Nghề Trồng Hoa Hồng
Ngày đăng: 23/05/2014

Những năm gần đây, gia đình anh Ngô Văn Bính ở bản Thanh Mai, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng hoa hồng, đem lại nguồn thu nhập cao, giúp gia đình có điều kiện thoát nghèo bền vững.

Anh Bính cho biết, nhận thấy tiềm năng kinh tế của mô hình trồng hoa hồng, anh đã bàn bạc với gia đình và quyết định đưa cây hoa hồng lên trồng thử ở Điện Biên. Đến nay, sau gần 4 năm mạnh dạn chuyển đổi, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh Bính đang ngày càng được khẳng định rõ rệt.

Hoa hồng cho thu hoạch quanh năm, sau thời gian xuống giống khoảng 3 tháng là có hoa để thu hoạch. Đầu tư tiền giống ban đầu một lần, song người trồng có thể thu hoạch liên tục từ 6 đến 8 vụ.

Với hơn một sào đất trồng hoa hồng, trung bình một tuần, anh Bính cắt một lần từ 2000 đến 2.500 bông, với giá dao động 700-1000 đồng/bông, thu nhập hằng tháng không dưới 6 triệu đồng, sau khi trừ chi phí các loại cũng còn lãi khoảng 5 triệu đồng.

Riêng trong dịp 8-3 vừa qua, vợ chồng anh Bính đã thu được gần 10 triệu đồng từ tiền bán hoa hồng. Với hai lao động thường xuyên chăm sóc, từ năm 2010 đến nay, nguồn thu từ trồng hoa hồng của gia đình anh Bính ổn định khoảng 60 triệu đồng/năm.

Theo anh Bính, nghề trồng hoa hồng không đòi hỏi quá cao về yêu cầu kỹ thuật, song điều quan trọng nhất là người trồng hoa phải nắm bắt được diễn biến của thời tiết để chăm sóc hoa cho thích hợp; thường xuyên tỉa cành, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho hoa. Đặc biệt, cần chủ động che chắn cho hoa, tránh để gió Lào làm táp bông, thâm cánh.

Với đất bạc màu, cần chú ý sử dụng phân chuồng, phân xanh và bùn ao phơi khô, đập nhỏ để cải tạo đất trước khi xuống giống.

Từ hiệu quả trong mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh Bính, nhiều hộ gia đình ở xã làm theo. Xã Thanh Hưng đang dần trở thành “làng hoa vùng cao” nơi trực tiếp cung cấp hoa hồng nói riêng và các loại hoa tươi nói chung cho thị trường TP Điện Biên Phủ và các khu vực lân cận.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ngấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Hưng, mô hình trồng hoa hồng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân vì cây hoa hồng tỏ ra khá thích hợp với đất đai, khí hậu ở Thanh Hưng.

Thời gian tới, xã sẽ chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng cho người nông dân nhằm giúp bà con phát triển cây hoa hồng theo hướng bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Hội nhập, gà thả vườn chiếm lợi thế cạnh tranh Hội nhập, gà thả vườn chiếm lợi thế cạnh tranh

Theo nhận định của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam và Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), gà thả vườn sẽ là sản phẩm chiếm ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ với gà ngoại nhập trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới.

03/10/2015
Nông dân xã An Xuyên hiệu quả nuôi heo từ đệm lót sinh học Nông dân xã An Xuyên hiệu quả nuôi heo từ đệm lót sinh học

Năng động, nhạy bén trong nắm bắt khoa học - kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất, hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hội viên nông dân xã An Xuyên, TP Cà Mau vươn lên thoát nghèo.

03/10/2015
Nâng cao thu nhập nhờ trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê Nâng cao thu nhập nhờ trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê

Vài năm gần đây, người dân xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp, Đắk Nông) đã đưa cây sầu riêng vào trồng xen trong vườn cà phê và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

03/10/2015
Nỗ lực phòng chống rệp sáp bột hồng gây hại cây sắn Nỗ lực phòng chống rệp sáp bột hồng gây hại cây sắn

Cách đây ba tháng, rệp sáp bột hồng gây hại 337ha sắn, nay giảm xuống còn 200ha.

03/10/2015
Thua lỗ từ việc bán gừng non chạy lũ Thua lỗ từ việc bán gừng non chạy lũ

Do ảnh hưởng của tình hình mưa bão trong mấy ngày qua đã dẫn đến thực trạng ngập úng nhiều diện tích đất trồng gừng, nhất là đối với những hộ tận dụng trồng trên mặt ruộng.

03/10/2015