Thoát Nghèo Bằng Nghề Trồng Hoa

Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.
Với mong muốn tìm được công việc phù hợp, thu nhập ổn định nhằm nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình, anh Khánh mạnh dạn lập nghiệp bằng nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng. Ban đầu, anh trồng thử nghiệm một khoảnh đất nhỏ để bán cho người dân vào những dịp lễ, tết.
Trong quá trình trồng, do thiếu kinh nghiệm, chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật nên anh gặp một số khó khăn nhất định. Để khắc phục điều này, anh mày mò, học hỏi kinh nghiệm trên mạng internet, sách báo, đồng nghiệp ở xa…
Nhờ vậy, trong những đợt trồng hoa sau, sản lượng và chất lượng hoa luôn đạt yêu cầu, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Nhận thấy mô hình trồng hoa vừa dễ trồng lại cho thu nhập cao, những năm tiếp theo, anh Khánh đầu tư trồng nhiều hơn, nguồn giống anh mua về để trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và Ninh Hòa với giá 140 đồng/cây, số lượng mua 27.000 cây.
Ngoài trồng hoa, anh Khánh còn đúc chậu kiểng, chậu Bonsai để bán cho các khách hàng chơi cây cảnh. Mỗi năm anh thu nhập từ đúc chậu kiểng và chậu Bonsai hơn 40 triệu đồng. Năm 2013, anh trồng 600 chậu hoa cúc phục vụ Tết Giáp Ngọ, lãi hơn 50 triệu đồng.
Anh Khánh chia sẻ: “Để trồng hoa đạt hiệu quả thì người trồng phải nắm vững các quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công đoạn làm đất phải thật kỹ, tưới nước cho hoa phải nhẹ nhàng, đều tay, đảm bảo đủ độ ẩm nhưng không làm gãy hoa và lá. Người trồng hoa phải kiên trì chịu khó, tỉ mỉ, thực hiện đúng yêu cầu quy trình kỹ thuật, chú trọng phòng trừ sâu bệnh”.
Bằng ý chí, sự nỗ lực của bản thân và biết tận dụng lợi thế từ đất đai sẵn có, nguồn nguyên liệu, nhu cầu của địa phương, anh Khánh đã tìm được hướng đi cụ thể, phù hợp trong phát triển sản xuất. Giờ đây, cuộc sống gia đình anh Khánh đã ổn định, khấm khá. Anh thật sự là tấm gương sáng trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đáng để mọi người học tập và làm theo.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân là điều mà Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đang hướng tới. Do vậy, nhân rộng những mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như anh Khánh là một việc rất cần thiết. Qua đó, góp phần đáng kể vào tiến trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương ngày càng phát triển gắn với Nghị quyết Trung ương 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các huyện, thị, thành phố tổ chức thông tin, tư vấn, giúp người nông dân nắm rõ các giải pháp nhằm ổn định tình hình sản xuất, phát triển cây cao su.

Hiện nay, nông dân trồng khóm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Do giá khóm năm nay ở mức cao, người dân có lãi khá, nên những nơi thu hoạch trước, người trồng khóm tranh thủ chăm sóc, bón phân cho cây mau phục hồi và sinh chồi mới.

Giá chôm chôm nhãn, thái loại ngon bán lẻ tại các chợ của Đồng Nai dao động từ 16-18 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-5 ngàn đồng/kg, chôm chôm thường 7-8 ngàn đồng/kg, tăng 2-3 ngàn đồng/kg, măng cụt khoảng 28-30 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg, sầu riêng 25-28 ngàn đồng/kg, tăng 5-6 ngàn đồng/kg. Tại các nhà vườn giá bán các loại trái cây trên cũng tăng khoảng 2-4 ngàn đồng/kg.

15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.