Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu

Năm 1989, anh Nga xuất ngũ với hai bàn tay trắng. Không có thước đất sản xuất, không có vốn, gia đình anh rơi vào diện nghèo của xã, cuộc sống đầy khó khăn. Năm 2000, anh được Phòng Giao dịch chi nhánh Ngân hàng NNPTNT chi nhánh huyện Thuận Bắc cho vay 10 triệu đồng.
Từ số tiền này, anh mua 8 con cừu về thả nuôi. Vừa học vừa làm, “tay nghề” chăn nuôi của anh lên dần. Mới gầy dựng được vài chục con cừu, anh quyết định bán 6 con và mua 10 con bò. Đến năm 2005, cừu hạ giá chỉ còn từ 150.000 – 200.000 đồng/con, anh lại bán đàn bò mua đàn cừu.
Chỉ 2 năm sau, anh ga đã có tổng đàn gần 700 con cừu, số lượng lớn nhất Bắc Phong. Ngân hàng tiếp tục cho anh vay thêm vốn để mở rộng trang trại. Nhờ cần cù chăm chỉ, càng nuôi, càng trúng, anh trả hết nợ ngân hàng, mua được 5ha đất trồng rừng, mua 6 sào ruộng trồng lúa, xây dựng được ngôi nhà, mua xe ô tô tải để vận chuyển hàng hóa, và quan trọng nhất là nuôi 4 đứa con học tập thành đạt.
Bình quân, mỗi năm anh xuất chuồng từ 350 – 400 con cừu thịt, giá trung bình 1,5 triệu đồng/con, trừ chi phí mỗi năm, anh lãi trên 250 triệu đồng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, anh đã xuất bán trên 200 con cừu, lãi trên 200 triệu đồng.
Ông Đặng Thu – Giám đốc Phòng Giao dịch chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc chia sẻ, từ 10 triệu đồng của ngân hàng, một nguồn vốn chẳng nhiều nhặn gì, nhưng nhờ đầu tư đúng hướng, gia đình anh Nga đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, trả nợ đúng hạn, có nguồn vốn để tích lũy. “Ngân hàng luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tiếp cận vay vốn.
Ngân hàng đưa vốn đến tận tay nông dân năng động, tích cực làm ăn. Vì vậy, tính đến 30.6.2015, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch đã trên 71 tỷ đồng” – ông Thu cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ở Đăng Hà, chỉ cần có tiền, muốn mua, muốn sang nhượng bao nhiêu đất cao su cũng được. Tính đến tháng 4/2011, đã có 51 doanh nghiệp nhảy vào “xí” đất trồng cao su với tổng diện tích lên đến hơn 7.000ha. Trong khi đó, sự lạnh lùng, vô cảm của quan chức từ xã đến tỉnh khiến dân nghèo “hết đường nhờ cậy”.

Mùa khô năm 2012 được dự báo sẽ có nắng nóng kéo dài, khô hạn gay gắt. Khả năng cháy rừng rất lớn và xảy ra trên diện rộng. Hiện tại tỉnh An Giang đang triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong mùa khô năm nay.

Rong Nho (Caulerpa lentilifera) còn được gọi là trứng cá Hồi xanh (green caviar) hay nho biển (sea grapes) có thể dùng như một loại rau cao cấp. Công ty Trí Tín đã nuôi trồng thành công giống Rong nho này. Rong nho rất được ưa chuộng và sử dụng trong các món salad tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Philippine…

Là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng rau quả, tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu bảo quản, lưu trữ khiến giá trị gia tăng của mặt hàng này chưa cao. Trên cơ sở những thành tựu của thế giới về việc nghiên cứu vật liệu bảo quản sau thu hoạch, các nhà khoa học của Viện Hóa học Việt Nam đã tạo ra một loại màng bao gói khí quyển biến đổi, gọi tắt là màng MAP. Sản phẩm mới với nhiều ưu điểm nổi trội và đặc biệt phù hợp với quy mô sản xuất nông hộ ở Việt Nam.

Người Cà Mau và các tỉnh ở miền Tây không xa lạ gì với cây bồn bồn, một loài thực vật giống như cỏ mọc trên các đồng ruộng vào mùa mưa. Trước đây, bồn bồn không cần phải trồng mà chúng tự mọc và người dân chỉ cần ra ruộng nhổ vào rồi tùy sở thích mà có thể chế biến thành các món: dưa chua, lẩu, xào hay nấu canh