Thiếu thông tin thị trường, người trồng lạc thiệt hại

Theo giá bán lạc hiện nay thì bà con nông dân tại các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên rất phấn khởi. Tuy nhiên, sự phấn khởi bởi lạc năm nay được mùa, được giá, lại không thuộc về người trồng lạc. Bởi lẽ, cách đây khoảng nửa tháng, nhiều hộ dân các xã vùng thấp trong tỉnh đã bước vào vụ thu hoạch lạc Xuân rầm rộ. Lạc thu được đến đâu, bán ngay đến đó. Giá bán ngay đầu vụ bình quân 8.500 – 9.500 đ/kg (bán lạc tươi). Với giá bán tại chỗ nêu trên, rất nhiều nhà nông tỏ vẻ hài lòng. Đa số người trồng lạc cho rằng, bán lạc tươi ngay sau thu hoạch “nếu” quy ra giá lạc phơi khô năm trước cũng đã ngang nhau (tức 16.000đ/kg). Hơn nữa, bán lạc tươi lại không mất thời gian, không tốn thêm công sức thu, phơi mỗi ngày...(!?)
Có 2 lý do để người nông dân trồng lạc năm nay bán tháo ngay sau thu hoạch. Thứ nhất là, giá mua lạc giống trồng vụ xuân này chỉ có 15.000 đ/kg, rẻ chỉ bằng 1/3 giá mua lạc giống trồng trong vụ Xuân năm 2014 là 40.000 – 45.000 đ/kg. Lý do thứ hai chính là không nắm bắt được thông tin thị trường. Người trồng lạc trong nhiều năm liên tục đã luôn phải phó mặc cho tư thương định giá thu mua sau mỗi vụ trồng. Theo đó, tư thương định giá thu mua cao thì bán cao và ngược lại.
Cũng có những năm, lạc thu xong, phơi khô, đóng bao, rồi nằm chờ vì không có người mua. Thực tế cũng đã có rất nhiều gia đình phải bán vội vì lạc thu hoạch xong để quá lâu nên hạt đã chuyển mầu, xuống cấp, vì thiếu vắng người mua, không thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tiễn trên đã làm cho người nông dân vốn đã thu nhập thấp, lại càng thấp hơn, thiệt thòi hơn so với những thành quả lao động mà họ bỏ ra và đáng lẽ họ phải được thụ hưởng. Vì thời điểm hiện tại, giá bán ra mỗi kg lạc người nông dân đã bị thất thu đi từ 6.000 – 7.500 đ/kg so với giá bán đầu vụ thu hoạch.
Theo nhận định, đã có khoảng 1/3 sản lượng lạc vụ này đã được (bán vội) đi trước đó thì người trồng lạc trong tỉnh đã mất đứt khoảng 4,5 – 5,5 tỷ đồng. Bởi lẽ, hiện nay giá lạc các tư thương đang mua vào có chiều hướng tăng thêm mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra, liệu còn có bao nhiêu gia đình còn giữ lại sản lượng lạc đến giờ phút này để đỡ thua thiệt (?!)
Bài học thiếu thông tin thi trường và định lượng giá cả hiện nay xin gửi lại cho các Nhà quản lý và hoạch định chính sách.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 130 cán bộ, công nhân viên, lực lượng thủy nông của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam và chính quyền, nhân dân thôn Đình An cùng tham gia lễ phát động.

Chẳng hạn như: Công ty công nghệ thực phẩm Nhật Hồng, TP Hồ Chí Minh sản xuất lô hàng nước giải khát thanh long ruột đỏ đầu tiên, dạng nước ngọt – si rô không có ga. Bà Lê Thị Tú Anh ở TP. Hồ Chí Minh bỏ gần 10 tỷ đồng làm thanh long sấy chân không cấp đông.

Mỹ, Singapore, Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất và Ấn Độ là những thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất nhất của Việt Nam (chiếm 47% thị phần), có mức tăng trưởng mạnh, trong đó thị trường Ấn Độ tăng gấp hơn 2 lần cả về khối lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp hơn 5 lần về khối lượng và gần 8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Trên lĩnh vực trồng trọt, nhờ chủ động nguồn nước từ các công trình thủy lợi, kết hợp với triển khai chặt chẽ kịp thời các biện pháp chỉ đạo thời vụ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả nên năng suất, sản lượng các cây trồng đều tăng. Sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay, với trên 778,2 ngàn tấn, vượt 9,6% kế hoạch, tăng 2,6% so với năm trước. Đến cuối năm 2014 thực hiện được 1.162 ha giống lúa xác nhận, triển khai được 1.100 ha sản xuất lúa chất lượng cao và 354 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Nhằm khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều dự án chăn nuôi thủy sản trên địa bàn, trong đó, việc triển khai nuôi thí điểm loài cá đặc sản dầm xanh tại ao nuôi của một số hộ gia đình ở xã Trung Hà.