Thiếu thông tin thị trường, người trồng lạc thiệt hại

Theo giá bán lạc hiện nay thì bà con nông dân tại các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên rất phấn khởi. Tuy nhiên, sự phấn khởi bởi lạc năm nay được mùa, được giá, lại không thuộc về người trồng lạc. Bởi lẽ, cách đây khoảng nửa tháng, nhiều hộ dân các xã vùng thấp trong tỉnh đã bước vào vụ thu hoạch lạc Xuân rầm rộ. Lạc thu được đến đâu, bán ngay đến đó. Giá bán ngay đầu vụ bình quân 8.500 – 9.500 đ/kg (bán lạc tươi). Với giá bán tại chỗ nêu trên, rất nhiều nhà nông tỏ vẻ hài lòng. Đa số người trồng lạc cho rằng, bán lạc tươi ngay sau thu hoạch “nếu” quy ra giá lạc phơi khô năm trước cũng đã ngang nhau (tức 16.000đ/kg). Hơn nữa, bán lạc tươi lại không mất thời gian, không tốn thêm công sức thu, phơi mỗi ngày...(!?)
Có 2 lý do để người nông dân trồng lạc năm nay bán tháo ngay sau thu hoạch. Thứ nhất là, giá mua lạc giống trồng vụ xuân này chỉ có 15.000 đ/kg, rẻ chỉ bằng 1/3 giá mua lạc giống trồng trong vụ Xuân năm 2014 là 40.000 – 45.000 đ/kg. Lý do thứ hai chính là không nắm bắt được thông tin thị trường. Người trồng lạc trong nhiều năm liên tục đã luôn phải phó mặc cho tư thương định giá thu mua sau mỗi vụ trồng. Theo đó, tư thương định giá thu mua cao thì bán cao và ngược lại.
Cũng có những năm, lạc thu xong, phơi khô, đóng bao, rồi nằm chờ vì không có người mua. Thực tế cũng đã có rất nhiều gia đình phải bán vội vì lạc thu hoạch xong để quá lâu nên hạt đã chuyển mầu, xuống cấp, vì thiếu vắng người mua, không thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tiễn trên đã làm cho người nông dân vốn đã thu nhập thấp, lại càng thấp hơn, thiệt thòi hơn so với những thành quả lao động mà họ bỏ ra và đáng lẽ họ phải được thụ hưởng. Vì thời điểm hiện tại, giá bán ra mỗi kg lạc người nông dân đã bị thất thu đi từ 6.000 – 7.500 đ/kg so với giá bán đầu vụ thu hoạch.
Theo nhận định, đã có khoảng 1/3 sản lượng lạc vụ này đã được (bán vội) đi trước đó thì người trồng lạc trong tỉnh đã mất đứt khoảng 4,5 – 5,5 tỷ đồng. Bởi lẽ, hiện nay giá lạc các tư thương đang mua vào có chiều hướng tăng thêm mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra, liệu còn có bao nhiêu gia đình còn giữ lại sản lượng lạc đến giờ phút này để đỡ thua thiệt (?!)
Bài học thiếu thông tin thi trường và định lượng giá cả hiện nay xin gửi lại cho các Nhà quản lý và hoạch định chính sách.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung..

Vụ mùa này, huyện Yên Sơn phấn đấu gieo cấy 5.491ha lúa trong đó trà lúa mùa sớm 355 ha, trà chính vụ 4.670ha và 466 ha trà lúa muộn tập trung tại 9 xã có ruộng dưới cốt nước 25m là: Phúc Ninh, Tứ Quận, Tân Long, Tiến Bộ, Xuân Vân, Thái Bình, Trung Môn, Thắng Quân, Kim Phú..

Năm 2013 huyện Yên Sơn tiếp tục xác định việc trồng rừng và phát triển kinh tế rừng là một lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Lúa là cây lương thực hàng đầu, chiếm vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh nói chung, đất trồng lúa nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc quy hoạch sử dụng đất lúa trong thời gian tới là hết sức cần thiết..

Ở xã Sầm Dương (Sơn Dương), ai cũng biết đến ông Trần Ánh Dương, thôn Thái Thịnh là người trồng thanh long nhiều nhất trong xã và là điển hình cho ý chí làm giàu của một cựu chiến binh, thương binh..