Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thiếu Sân Phơi, Lò Sấy Lúa

Thiếu Sân Phơi, Lò Sấy Lúa
Ngày đăng: 10/10/2014

Việc thu hoạch lúa của bà con đang gặp nhiều khó khăn do mưa nhiều, thiếu sân phơi, lò sấy nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch cũng như giá lúa.

Mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, gặp phải mưa nhiều, đa số lò sấy quá tải, muốn sấy được lúa phải đợi nhiều ngày mới đến lượt, trong khi đó lúa đã ướt, không được phơi, sấy kịp thời nên nảy mầm. Trước tình thế này, người dân không còn cách nào khác buộc phải bán lúa tươi với giá thấp.

Bà Trần Thị Mỹ ngụ ấp 4 (xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy) cho biết: “Lúa đổ hết, không thu hoạch được bằng máy nên buộc phải cắt bằng tay. Vận chuyển đến lò sấy thì càng khó vì nhà ở xa, không có phương tiện nên tôi chấp nhận bán lúa tươi với giá 3.700 đ/kg, thấp hơn nhiều so với lúa khô”.

Ông Nguyễn Tấn Đạt ở ấp 1 (xã Vĩnh Trung) vừa cắt xong 0,7 ha lúa, cũng phải bán lúa ngay tại ruộng vì không có điều kiện phơi sấy. Với giá 3.600 đ/kg, tính ra 0,7 ha lúa ông chỉ lãi khoảng 3 triệu đ.

Ông Đạt cho biết: “Mới tuần trước thương lái đặt cọc 4.700 đ/kg, máy gặt đập liên hợp cũng đã hẹn ngày cắt. Ai dè mưa quá, chờ hoài sợ lên mộng nên phải cắt tay. Đi hỏi thăm thì mấy lò sấy đã đầy hết lúa, muốn sấy thì phải chờ thêm mấy ngày mới đến lượt, sợ lúa hư nên giá rẻ cũng phải bán”.

Ông Thạch Rươl, chủ lò sấy lúa tại ấp 5 (xã Vĩnh Trung) nói: “Nhà có 2 lò sấy với tổng công suất 30 tấn/mẻ. Vậy mà sấy không kịp vì vừa sấy lúa gia đình, lúa thu mua tạm trữ, sấy thuê cho bà con trong vùng”.

Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hậu Giang, toàn tỉnh hiện có gần 450 lò sấy lúa, với công suất phổ biến từ 4 - 8 tấn/mẻ.

Phần lớn lò sấy hoạt động, phục vụ ở 2 vụ lúa hè thu và thu đông, vào thời điểm mưa nhiều. Trong số này chỉ có trên 50% số lò sấy được đầu tư trang thiết bị hiện đại, công suất lớn hoạt động có hiệu quả, số còn lại công suất nhỏ, cũ kỹ, hoạt động cầm chừng, không hiệu quả.

Theo đề án cơ giới hóa sản xuất lúa tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, tỉnh sẽ cho nông dân vay ưu đãi lãi suất với nguồn vốn khoảng 20 tỷ đ, xây dựng mới khoảng 200 lò sấy, công suất từ 8 - 10 tấn/mẻ trở lên để phục vụ nhu cầu phơi sấy lúa trong dân. Tuy nhiên, việc triển khai đề án này cũng đang gặp khó, nhiều hộ ngại đầu tư vì kinh doanh loại hình này không lãi nhiều, khó thu hồi vốn.

Hơn nữa, từ trước đến nay nông dân có thói quen bán lúa tươi tại ruộng, trong khi thực tế có nhiều hộ đầu tư lò sấy điện hàng trăm triệu đồng nhưng thu hồi vốn chậm. Vì vây, việc khuyến khích nâng cấp, xây mới lò sấy mặc dù được vay vốn ưu đãi nhưng nhiều người vẫn ngại đầu tư.

Trong vụ thu đông này, nông dân Hậu Giang xuống giống trên 50.000 ha, đến thời điểm này bà con đã thu hoạch trên 1/3 diện tích, với năng suất bình quân 4,6 tấn/ha.

Hiện giá lúa cắt máy được thương lái thu mua tại ruộng ổn định ở mức từ 4.300 - 4.600 đ/kg; giá lúa cắt tay ở mức 3.800 - 4.000 đ/kg, tăng lên từ 200 - 400 đ/kg và sản lượng lúa được tiêu thụ khá nhanh. Tuy nhiên, điều mà nông dân lo ngại là gặp phải mưa dầm, lúa không phơi sấy được nên bị thương lái ép giá.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.

31/08/2013
Thử Nghiệm Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Tại Xã Phong Vân (Bắc Giang) Thử Nghiệm Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Tại Xã Phong Vân (Bắc Giang)

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha tại xã Phong Vân.

31/08/2013
Quýt “Vàng” Trên Đất Cằn Quýt “Vàng” Trên Đất Cằn

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

31/08/2013
Tiếp Vốn Người Nuôi Cá Tiếp Vốn Người Nuôi Cá

Với 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay để thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đầu tư mua con giống, mở rộng ao nuôi...

31/08/2013
Phát Triển Kinh Tế Biển Phát Triển Kinh Tế Biển

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

03/09/2013