Thiếu Nguồn Trứng Chim Cút Xuất Khẩu Sang Nhật

Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, việc nuôi chim cút phải đảm bảo các yêu cầu an toàn sinh học, không có dư lượng kháng sinh trong trứng.
Mỗi ngày, trang trại chim cút của ông Trần Nguyễn Hồ ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cung ứng cho Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang 100.000 trứng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên số lượng này vẫn chưa đáp ửng đủ nhu cầu của đối tác.
Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, việc nuôi chim cút phải đảm bảo các yêu cầu an toàn sinh học, không có dư lượng kháng sinh trong trứng. Tuy giá trứng cút xuất sang Nhật chỉ cao hơn giá nội địa 20%, nhưng theo Trần Nguyễn Hồ, xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản coi như đã có “giấy thông hành” để xuất khẩu sang thị trường các nước khác.
Ông Trần Nguyễn Hồ nói: “Đối với tôi, phía đối tác yêu cầu 400.000 trứng/ngày nhưng tôi chỉ đáp ứng 100.000 trứng, đáp ứng không nổi. Tiêu chuẩn thì đạt, trước khi container đưa về bên đó, có người kiểm tra, gửi mẫu về, khi đạt mới cho đi”.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/thieu-nguon-trung-chim-cut-xuat-khau-sang-nhat-364817.vov
Có thể bạn quan tâm

Từ vốn đầu tư ban đầu là 250 triệu đồng để bắt đầu mô hình nuôi tôm năm 2011 đến nay anh Vũ Văn Của(Thái Thụy) đã lãi ròng trên 4,5 tỷ đồng/năm.

Nhờ trồng cam, nhiều hộ gia đình ở Bản Nghĩa Hưng (xã Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) đã thoát nghèo, kinh tế phát triển, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.

Mô hình nuôi cá bống tượng trong ao đất để bán giống kết hợp nuôi cá hô, mỗi năm ông Ngô Hữu Phước (Vĩnh Long) thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Mô hình nuôi cá chình với nguồn vốn 6 tỷ đồng của ông Lê Quảng Cao ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) sắp cho thu hoạch, dự kiến vụ đầu tiên lãi 1 tỷ đồng.

Tận dụng mùa nước lũ ở miền Tây, anh Nguyễn Quốc Hiếu nuôi cá heo nước ngọt và ngay năm đầu tiên đã thu lãi hàng trăm triệu đồng.