Thiếu Nguồn Trứng Chim Cút Xuất Khẩu Sang Nhật

Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, việc nuôi chim cút phải đảm bảo các yêu cầu an toàn sinh học, không có dư lượng kháng sinh trong trứng.
Mỗi ngày, trang trại chim cút của ông Trần Nguyễn Hồ ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cung ứng cho Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang 100.000 trứng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên số lượng này vẫn chưa đáp ửng đủ nhu cầu của đối tác.
Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, việc nuôi chim cút phải đảm bảo các yêu cầu an toàn sinh học, không có dư lượng kháng sinh trong trứng. Tuy giá trứng cút xuất sang Nhật chỉ cao hơn giá nội địa 20%, nhưng theo Trần Nguyễn Hồ, xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản coi như đã có “giấy thông hành” để xuất khẩu sang thị trường các nước khác.
Ông Trần Nguyễn Hồ nói: “Đối với tôi, phía đối tác yêu cầu 400.000 trứng/ngày nhưng tôi chỉ đáp ứng 100.000 trứng, đáp ứng không nổi. Tiêu chuẩn thì đạt, trước khi container đưa về bên đó, có người kiểm tra, gửi mẫu về, khi đạt mới cho đi”.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/thieu-nguon-trung-chim-cut-xuat-khau-sang-nhat-364817.vov
Có thể bạn quan tâm

Tỏi đang phát triển bình thường thì đột ngột bị héo úa và đã có hơn 20ha tỏi ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải nhổ bỏ để trồng lại. Người dân cho rằng loại bệnh dịch này từ trước giờ chưa có, còn ngành nông nghiệp Lý Sơn cho rằng do dòi đục thân và bệnh tuyến trùng rễ ở cây tỏi?

Với gần 5.000 ha, hiện Lào Cai đứng thứ 6 trong số 18 tỉnh trung du miền núi phía Bắc về diện tích chè. Sản lượng chè của toàn tỉnh năm 2014 đạt 16.200 tấn búp tươi, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là ngành nông nghiệp đã có những định hướng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững cây chè hàng hóa.

Niềm vui đến với người dân ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà mau) khi được Trung tâm Giống nông nghiệp kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện U Minh triển khai sản xuất lúa mùa chịu mặn Một bụi đỏ CM phục tráng cho thu nhập đạt 15 triệu đồng/ha.

Vụ Đông xuân này, nông dân Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ gần 8.800ha lúa. Qua điều tra cơ cấu giống lúa thì có gần 55% diện tích nông dân sử dụng giống IR 50404 để gieo sạ, tăng khoảng 5% so với vụ Đông xuân trước. Sở dĩ nông dân sạ nhiều giống này vì năng suất cao trong vụ Đông xuân, ngắn ngày, giúp bà con rút ngắn thời gian để xuống giống 3 vụ lúa.

Do đó, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu một số trái cây có đặc tính mùa vụ, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới vào thời điểm hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu có công văn đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng trái cây qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện một số biện pháp để tránh xảy ra ùn tắc tại cửa khẩu.