Thiếu Liên Kết, DN Và Nông Dân Nuôi Cá Tra Đều Bẻ Kèo

Mặc dù đã có hợp đồng mua bán thế nhưng, việc soạn thảo và ký kết giữa hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Nội dung hợp đồng liên kết lỏng lẻo, thiếu những quy định chế tài cụ thể khiến việc thực hiện mang tính nửa vời. Thực tế cho thấy, đã có người nuôi cá phải lao đao, vỡ nợ vì tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng vốn bằng hình thức trả chậm, còn doanh nghiệp thì không mua được cá khi giá tăng.
Tại ĐBSCL, mỗi năm có hàng ngàn hợp đồng tiêu thụ cá tra giữa hộ nuôi và doanh nghiệp lại được kí kết. Thế nhưng cứ đến thời điểm giá cá tra biến động thì hợp đồng lại trở nên vô tác dụng (hay còn gọi là bẻ kèo).
Trong hầu hết các hợp đồng tiêu thụ cá tra hiện nay, nông dân chịu thiệt thòi bởi các điều khoản thường mang lại lợi thế cho doanh nghiệp thu mua. Chẳng hạn bên mua có thể từ chối nhận hàng, có quyền đánh giá, hủy hợp đồng, không nhận nguyên liệu, còn bên bán gần như hoàn toàn lệ thuộc.
Thời gian thanh toán thường kéo dài từ 30-45 ngày thậm chí lâu hơn, khiến nông dân bị chiếm dụng vốn. Mỗi ao cá khoảng 300 tấn, vốn nuôi khoảng 7-8 tỷ đồng nhưng khi bán, doanh nghiệp trả chậm trong 3 tháng, phí trả lãi suất ngân hàng khoảng 1,7%/tháng, người nuôi lỗ 400 triệu đồng.
Ngoài ra, các hợp đồng bao tiêu đều do bên mua soạn thảo, nông dân không có khả năng thực hiện nên hợp đồng thường rất lỏng lẻo, mang tính đối phó. Hệ quả tình trạng phá vỡ hợp đồng bao tiêu giữa nông dân và doanh nghiệp ngày càng nhiều và phần thiệt hầu hết thuộc về nông dân.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến giá cá tra bị thả nổi theo hướng ngày càng sụt giảm. Cụ thể, giá cá năm 2011 ở mức 29.000 đồng/kg, đến năm 2013 còn 22.500 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư lại ở mức cao.
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho rằng: “Tôi kiến nghị nông dân nên hình thành những nhóm 8-9 người để đàm phán ký hợp đồng không nên ký hợp đồng đơn lẻ. Ký hợp đồng không phải với một doanh nghiệp mà với nhiều doanh nghiệp. Nếu có trục trặc với người nông dân, chúng tôi cũng tư vấn để tham gia quá trình xét xử bằng cơ chế trọng tài”.
Cá tra hiện nay vẫn là mặt hàng xuất khẩu độc quyền của Việt Nam với kim ngạch khoảng 1,8 tỷ USD/năm, nhưng giá trị xuất khẩu lại liên tục sụt giảm và số hộ nông dân thua lỗ đã lên đến gần 50%. Đây thực sự là một nghịch lý. Và nghịch lý này đã kéo dài nhiều năm, do mối liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo.
Vấn đề đặt ra không chỉ đơn thuần là hợp đồng tiêu thụ, mà xa hơn là các mô hình liên kết, để chuỗi sản xuất - tiêu thụ - chế biến - xuất khẩu cá tra thực sự mang về giá trị hợp lý cho con cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4.6, ông Trần Hữu Phước - cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Dịch bệnh phát sinh trên vùng nuôi ốc hương thương phẩm tập trung ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn khiến hơn 200 vạn con trong số 300 vạn con ốc hương do ngư dân vừa thả nuôi đã chết.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã hướng dẫn và đề nghị cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 18 trang trại chăn nuôi trong tỉnh và tái đăng ký cho 46 trang trại. Hiện toàn tỉnh có 114 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm 65 trang trại gà và 49 trang trại heo

Đề tài Tuyển chọn các giống lúa chịu mặn thích nghi với vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức triển khai từ năm 2011 đến năm 2013.