Phấn đấu tỷ lệ bò lai Brahman đỏ trên 70% vào năm 2017

Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017 với mục tiêu nhằm tiếp tục cải tạo đàn bò lai sind thành đàn bò lai Brahman đỏ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả, phấn đấu đến năm 2017, tỷ lệ bò lai Brahman đỏ toàn tỉnh đạt trên 70%.
Chương trình sẽ đào tạo kỹ thuật viên tại một số xã thực hiện chương trình; tổ chức khoảng 135 lớp tập huấn, tuyên truyền cho nhân dân các địa phương tham gia thực hiện về quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho bò; hỗ trợ 66 nghìn liều tinh Brahman đỏ để truyền tinh nhân tạo.
Năm 2015 chương trình sẽ lựa chọn triển khai trên địa bàn mỗi huyện một xã và đến năm 2016 - 2017 sẽ triển khai ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Ngọc nhấn mạnh: Đây là Chương trình lớn của tỉnh, có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, vì vậy đòi hỏi phải có sự vào cuộc của nhiều ngành, địa phương và cả người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong năm 2015, chương trình phải sản xuất được 10 nghìn con bò Brahman đỏ. Ban quản lý Chương trình phải tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật, các xã phải coi đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Bắp chuẩn bị đến mùa thu hoạch bỗng dưng héo rũ rồi chết khô trong khi hàng trăm hecta bắp khác không cho trái hoặc có trái nhưng lại không có hạt

Thời gian gần đây, những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đứng ngồi không yên khi tôm chết liên tục (tỉ lệ chết hơn 70%). Theo các ngành chức năng, nguyên nhân tôm chết không phải do dịch bệnh mà do thời tiết nắng nóng gay gắt.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cùng đơn vị diện tích, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang kết hợp Trạm Khuyến nông huyện Cai Lậy tổ chức thí điểm mô hình nuôi luân canh cá-lúa ở ấp Bắc, xã Tân Phú bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Dọc theo con đường nhựa nằm uốn mình bên cạnh các sườn núi và có những điểm lên đồi xuống vực tạo cho chúng tôi một cảm giác chơi vơi nhưng rồi địa điểm chúng tôi cần cũng đã hiện ra trước mắt, đó chính là trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.