Thiếu Cá Tra Nguyên Liệu Đạt Chuẩn

Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).
Trong khi một vài doanh nghiệp buộc phải tạm ngưng hoạt động do thiếu cá đạt “size” thì nguồn cá trong dân vẫn còn. Trong ảnh là nông dân Đồng Tháp đang cho cá tra ăn - Ảnh: TC.
Ông Hòe cho biết vấn đề thiếu hay thừa cá tra nguyên liệu của doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu của họ, nghĩa là nếu doanh nghiệp có đơn hàng nhiều sẽ thiếu nguyên liệu nhiều.
Ý kiến của một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL, cho biết nguyên liệu thiếu do nguồn cá nuôi của họ bị hụt hoặc chưa đạt “size” để chế biến xuất khẩu, trong khi đó, họ lại thiếu vốn để mua cá trong dân.
Theo Vasep, do tình hình xuất khẩu cá tra còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với thị trường EU - thị trường nhập khẩu cá tra lớn của Việt Nam nên cả doanh nghiệp và nông dân có xu hướng kéo giảm diện tích thả nuôi hoặc chỉ thả nuôi cầm chừng.
Thống kê của Vasep cho thấy hiện có khoảng 15 - 30% diện tích ao nuôi cá tra của doanh nghiệp bị “treo”.
Ông Hòe cho biết xuất khẩu cá tra sẽ phục hồi trở lại trong quí 4 và tăng nhẹ so với quí 3. Cụ thể, ước kim ngạch xuất khẩu cá tra trong quí 4 sẽ đạt 470 triệu đô la Mỹ, tăng trên 7% so với quí 3 (gần 440 triệu đô la Mỹ), đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ, tương đương với năm 2011.
Theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, trong 9 tháng đầu năm nay, thị phần xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng từ 17,2% lên gần 22% với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 283 triệu đô la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Trong khuôn khổ chương trình “Chắp nối cung - cầu hàng hoá giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Nam – năm 2015” vừa được Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND TP.HCM tổ chức.

Do không chủ động được cơ bản nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước, nên trung bình hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN).

Nhờ đẩy mạnh truyền thông, kịp thời tháo gỡ khó khăn nên đến nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Nghệ An đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, doanh nghiệp.

“Con đường để bảo vệ và phát triển vốn rừng tốt nhất, bền vững nhất là phải dựa vào người dân” - ông Nguyễn Văn Bừng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu (Sơn La) nói.

Một năm một vụ ngô và cả chi tiêu của gia đình đều trông vào vụ ngô đó. Giá ngô hiện tại khoảng 5.000 đồng/kg, nhà nào thu được 1 tấn ngô đã là nhiều, quy ra tiền cũng chỉ 5 triệu đồng. Khó có thể nói số tiền đó đủ để chi tiêu trong một năm.