Thiếu Cá Tra Nguyên Liệu Đạt Chuẩn

Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).
Trong khi một vài doanh nghiệp buộc phải tạm ngưng hoạt động do thiếu cá đạt “size” thì nguồn cá trong dân vẫn còn. Trong ảnh là nông dân Đồng Tháp đang cho cá tra ăn - Ảnh: TC.
Ông Hòe cho biết vấn đề thiếu hay thừa cá tra nguyên liệu của doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu của họ, nghĩa là nếu doanh nghiệp có đơn hàng nhiều sẽ thiếu nguyên liệu nhiều.
Ý kiến của một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL, cho biết nguyên liệu thiếu do nguồn cá nuôi của họ bị hụt hoặc chưa đạt “size” để chế biến xuất khẩu, trong khi đó, họ lại thiếu vốn để mua cá trong dân.
Theo Vasep, do tình hình xuất khẩu cá tra còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với thị trường EU - thị trường nhập khẩu cá tra lớn của Việt Nam nên cả doanh nghiệp và nông dân có xu hướng kéo giảm diện tích thả nuôi hoặc chỉ thả nuôi cầm chừng.
Thống kê của Vasep cho thấy hiện có khoảng 15 - 30% diện tích ao nuôi cá tra của doanh nghiệp bị “treo”.
Ông Hòe cho biết xuất khẩu cá tra sẽ phục hồi trở lại trong quí 4 và tăng nhẹ so với quí 3. Cụ thể, ước kim ngạch xuất khẩu cá tra trong quí 4 sẽ đạt 470 triệu đô la Mỹ, tăng trên 7% so với quí 3 (gần 440 triệu đô la Mỹ), đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ, tương đương với năm 2011.
Theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, trong 9 tháng đầu năm nay, thị phần xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng từ 17,2% lên gần 22% với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 283 triệu đô la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi được coi là mũi nhọn, tạo giá trị lớn trong nội ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tuy nhiên việc chưa chủ động được nguồn giống cung cấp trong nội tỉnh đã tạo ra trở lực kìm hãm hướng phát triển này.

Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, gà trên địa bàn huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đang rất được chú trọng. Nhờ nắm bắt các yếu tố kỹ thuật, ngành chăn nuôi tạo nên những bước tiến quan trọng theo hướng bảo vệ môi trường.

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

Gia đình ông Hồ Ngọc Bình ở TDP 6, phường Hương Văn (TX Hương Trà) là một trong những hộ điển hình về mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.