Thiết Lập Nhiều Kênh Phân Phối Hàng Việt Đến Người Tiêu Dùng

Thời gian qua, Sở Công Thương phối hợp với Ban Chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức mua sắm tiêu dùng hàng Việt với hàng chục ngàn buổi và có hàng trăm lượt người dân tham dự.
Qua công tác tuyên truyền, vận động đã hình thành những cách làm hay, mô hình mới như: “Tổ người tiêu dùng hàng Việt”, Câu lạc bộ “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nhằm thiết lập các kênh phân phối hàng Việt đến người tiêu dùng.
Hàng năm, Sở Công Thương chủ động phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh tổ chức các phiên chợ đưa “Hàng Việt về nông thôn”.
Trong 5 năm qua, Sở Công Thương đã tổ chức được 35 phiên chợ ở hầu hết các địa phương trong tỉnh với hơn 810 lượt doanh nghiệp tham gia. Thông qua các phiên chợ tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của đơn vị mình, giúp người tiêu dùng tiếp cận những sản phẩm mới với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Các phiên chợ hàng Việt về nông thôn được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt, là cơ hội để người tiêu dùng tham quan, mua sắm, tiếp cận với các sản phẩm có chất lượng do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Từ đó, người dân có dịp so sánh chất lượng hàng nội với hàng ngoại cùng chủng loại để có cái nhìn đúng đắn đối với hàng nội, từng bước thay đổi tư duy sính hàng ngoại, tình thành thói quen tiêu dùng hàng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn thì việc ưu tiên dùng hàng Việt là hành động “Ích nước lợi nhà” thể hiện lòng yêu nước của mỗi công dân.
Ngoài ra, Sở Công Thương còn phối hợp với ngành chức năng, doanh nghiệp tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo với các tiểu thương các chợ nhằm mục đích hình thành thêm kênh phân phối hoặc mở các đại lý, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận thường xuyên với hàng Việt chất lượng cao, nhất là giảm giá thành sản phẩm hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.

Thời gian gần đây, giá cây tràm ở vùng ĐBSCL liên tục giảm khiến người trồng tràm lao đao. Trước thực trạng đó, nhiều chủ rừng đã ồ ạt chặt bỏ tràm chuyển sang trồng lúa.