Thiết Lập Nhiều Kênh Phân Phối Hàng Việt Đến Người Tiêu Dùng

Thời gian qua, Sở Công Thương phối hợp với Ban Chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức mua sắm tiêu dùng hàng Việt với hàng chục ngàn buổi và có hàng trăm lượt người dân tham dự.
Qua công tác tuyên truyền, vận động đã hình thành những cách làm hay, mô hình mới như: “Tổ người tiêu dùng hàng Việt”, Câu lạc bộ “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nhằm thiết lập các kênh phân phối hàng Việt đến người tiêu dùng.
Hàng năm, Sở Công Thương chủ động phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh tổ chức các phiên chợ đưa “Hàng Việt về nông thôn”.
Trong 5 năm qua, Sở Công Thương đã tổ chức được 35 phiên chợ ở hầu hết các địa phương trong tỉnh với hơn 810 lượt doanh nghiệp tham gia. Thông qua các phiên chợ tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của đơn vị mình, giúp người tiêu dùng tiếp cận những sản phẩm mới với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Các phiên chợ hàng Việt về nông thôn được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt, là cơ hội để người tiêu dùng tham quan, mua sắm, tiếp cận với các sản phẩm có chất lượng do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Từ đó, người dân có dịp so sánh chất lượng hàng nội với hàng ngoại cùng chủng loại để có cái nhìn đúng đắn đối với hàng nội, từng bước thay đổi tư duy sính hàng ngoại, tình thành thói quen tiêu dùng hàng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn thì việc ưu tiên dùng hàng Việt là hành động “Ích nước lợi nhà” thể hiện lòng yêu nước của mỗi công dân.
Ngoài ra, Sở Công Thương còn phối hợp với ngành chức năng, doanh nghiệp tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo với các tiểu thương các chợ nhằm mục đích hình thành thêm kênh phân phối hoặc mở các đại lý, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận thường xuyên với hàng Việt chất lượng cao, nhất là giảm giá thành sản phẩm hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp các DN SXKD trong nước từng bước chiếm lĩnh thị trường nông thôn, đồng thời để bà con các địa phương có cơ hội sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao, giá rẻ, năm 2011, Sở Công thương Nghệ An đã tổ chức cho các DN triển khai chiến dịch đưa hàng Việt về các huyện.

Liên tổ SX RAT Tân Phú Trung hiện có 5 tổ hợp tác với khoảng 100 xã viên, bao gồm: tổ SX ấp Đình, tổ ấp Xóm Đồng, tổ ấp Bến Đò, tổ ấp Giòng Sao, và tổ ấp Cây Da. Tổng diện tích canh tác 60ha, trong đó 50ha trồng các loại rau ăn quả như: bầu, bí, dưa leo, khổ qua, đậu bắp… và 10ha trồng các các loại rau ăn lá như: rau muống, rau mồng tơi, rau dền, cải xanh, cải ngọt…

Là lĩnh vực luôn có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song việc đầu tư nguồn lực của Nhà nước cũng như doanh nghiệp cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng. Làm thế nào để khu vực này thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp là câu hỏi làm đau đầu các nhà quản lý

Ở vùng Đồng Tháp Mười trước đây, trăn là loài khá phổ biến. Những cánh đồng lau, lác, những rừng tràm mênh mông và nguồn thức ăn phong phú ở đây là môi trường thuận lợi để trăn sinh sống.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam - KHCN) vừa cấp chứng nhận và bảo hộ “Chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận”.