Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi

Theo Chi cục thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thực hiện chuỗi quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Chi cục đã phối hợp với Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y Trung ương II (văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh) tiến hành lấy mẫu để giám sát việc sử dụng chất cấm, dư lượng kháng sinh và vi sinh vật tại các cơ sở theo chuỗi cung cấp thực phẩm chăn nuôi.
Trong năm 2013, Chi cục thú y đã thực hiện việc quản lý theo chuỗi từ trại chăn nuôi - cơ sở giết mổ - cơ sở kinh doanh thịt cho hai cơ sở chăn nuôi heo và gà trên địa bàn tỉnh.
Để xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, Chi cục thú y đã cùng ngành nông nghiệp và cơ quan liên quan triển khai mạnh mẽ việc quản lý theo chuỗi trên lĩnh vực chăn nuôi và kinh doanh thực phẩm tươi sống. Theo đó, ngành nông nghiệp đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ chăn nuôi như phòng chống dịch, xử lý môi trường...
Mô hình chăn nuôi heo khép kín và thân thiện với môi trường phát triển mạnh tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức).
Ngoài ra, để tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thú y, năm 2013 Chi cục thú y tỉnh đã thực hiện kiểm soát giết mổ gần 251 ngàn con heo, hơn 16 ngàn con trâu bò, hơn 1,88 triệu con gia cầm; kiểm dịch động vật và phúc kiểm hàng triệu con gia súc, gia cầm và sản phẩm gia cầm, gia súc các loại.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.

Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.