Nuôi Cá Còm Tạo Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Biên Giới

Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.
Sau 5 tháng nuôi thử nghiệm, cá phát triển tốt, tỉ lệ nuôi sống trên 85%, trọng lượng 200 gram/con, bán cho thương lái 62.000đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, ông Gia thu lãi gần 12 triệu đồng.
Đây là mô hình chăn nuôi mới, phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên ở vùng lũ đầu nguồn Tân Châu.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), diện tích nuôi tôm trên toàn huyện chủ yếu tập trung ở 3 xã Hải Lạng, Đông Ngũ và Đông Hải. Trong đó so với năm 2014, trong khi diện tích nuôi ở xã Hải Lạng giữ nguyên như cũ là trên 680ha thì ở 2 xã còn lại đều tăng mạnh: Đông Ngũ tăng gấp 3 lần với 28ha; Đông Hải tăng gấp 10 lần với 100ha.

Quý I, tổng sản lượng thủy sản đạt 130 ngàn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 8.707ha, tăng 556ha so với đầu năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 174 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ.

Chuyện chỉ có ở Củ Chi: "ép" nông dân tiêm phòng cho bò thì mới thu mua sữa; ai nuôi bò nhiều được hỗ trợ tiền làm chuồng, hầm bi-ô-ga; hỗ trợ 50% kinh phí khi người nuôi bò mua máy vắt sữa, máy cắt cỏ...

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang), năm nay 20 ha vú sữa ở xã Hợp Đức cho sản lượng ước đạt hơn 100 tấn.

Bệnh viện cây ăn quả ĐBSCL (Sofri) cho biết: khi thấy trái dừa nứt trên cây hay thấy trái rụng, lấy dao bằm vỏ thấy khu vực đầu trái có nhiều vết thâm đen là do nấm đã tấn công vào mầu dừa (đài trái nằm giữa cuống và trái).