Thiệt Hại Nặng Vì Meo Không Cho Nấm

Hơn một tháng nay, nhiều cơ sở nhập meo giống của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ (TTNCƯD&DVKHCN) Tiền Giang bị thiệt hại nặng vì bịch phôi đã cấy meo không cho nấm.
Nguyên nhân theo nhiều cơ sở phản ánh là do meo giống không đạt chất lượng.
Ông Chiêu Công Luận - chủ một cơ sở sản xuất nấm tại phường Khánh Hậu, TP Tân An, Long An - cho biết hơn tháng qua ông mua của TTNCƯD&DVKHCN Tiền Giang 80.000 meo nhưng đến 99% không cho nấm khiến ông thiệt hại nặng.
Theo anh Ngô Văn Sáng - chủ một đơn vị cung cấp phôi nấm tại Tiền Giang, có nhiều cơ sở bị thiệt hại sau khi cấy meo của TTNCƯD&DVKHCN Tiền Giang với số lượng lên đến hàng trăm ngàn phôi.
“Cùng trong điều kiện nuôi trồng như nhau, loại meo giống nhau nhưng phôi được cấy meo lấy từ TP.HCM 99% cho nấm với năng suất tốt, còn phôi được cấy meo lấy từ Tiền Giang chết gần hết” - ông Sáng khẳng định.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Quang Khôi - phó giám đốc TTNCƯD&DVKHCN Tiền Giang - cho biết gần tháng nay trung tâm tạm thời ngưng cung cấp meo giống để kiểm tra lại chất lượng và số lượng meo.
“Quan điểm của trung tâm là nếu xác định lỗi thuộc về meo thì sẽ đền bù lại giống meo mới đạt chất lượng hoặc hoàn tiền mua meo cho những cơ sở bị thiệt hại” - ông Khôi nói.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...