Cà Mau tìm giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống

Hội nghị với sự tham gia của 15 doanh nghiệp có uy tín hàng năm cung cấp số lượng lớn tôm giống tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh. Theo ước tính của ngành Nông nghiệp trung bình mỗi năm lượng tôm giống di nhập từ các tỉnh đã chiếm 60% (tương đương 12 tỷ con tôm giống) đáp ứng nhu cầu thả nuôi trên diện tích hơn 3.000 ha. Trong khi đó, phần đông năng lực sản xuất tại các trại sản xuất giống trong tỉnh còn nhỏ lẻ và chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng. Hội nghị tập trung thảo luận để tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tôm giống nhập tỉnh.
Cụ thể là các đơn vị quản lý phối hợp với doanh nghiệp cung cấp giống thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng tôm giống ngay tại các vùng nuôi. Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật thả nuôi tôm theo khuyến cáo của nhà cung cấp, cũng như xây dựng các mô hình liên kết sản xuất từ khâu vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, vật tư, thuốc thú y thủy sản đến khâu thu hoạch, giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật đảm bảo chất lượng tôm giống của doanh nghiệp cung ứng giống di nhập vào địa bàn Cà Mau.
Một trong những giải pháp được đưa ra thảo luận tại hội nghị là công tác phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cung ứng tôm giống chất lượng tốt và đẩy lùi nạn kinh doanh tôm giống trôi nổi không đảm bảo chất lượng trên thị trường giống thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Công ty Giống thuỷ sản Thảo Nguyên - Tôm Sinh Thái là công ty giống duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh tiếp cận công nghệ sản xuất tôm thẻ chân trắng hiện đại trên địa bàn huyện Năm Căn. Đây là cơ hội mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất tôm giống của tỉnh Cà Mau.

Qua tìm hiểu thực tế thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, truyền hình và các mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả trong Nam, ngoài Bắc, anh Phạm Đức Đạt ở Kim Độ, Hiệp Cát, Nam Sách, Hải Dương đã gặt hái được thành công ngay từ lứa bò thịt đầu tiên.

UBND TP Hà Nội vừa đồng ý về chủ trương giao cho Công ty Cổ phần sữa Hà Nội thực hiện dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi lạch sông Hồng, thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Sau quá trình dài gần 5 năm tiến hành khảo nghiệm các giống bắp biến đổi gen trong môi trường thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu tại Việt Nam, thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT là bộ này vừa chính thức phê duyệt công nhận 4 giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Vài năm trở lại đây, diện tích trồng rau màu ở ĐBSCL không ngừng tăng trưởng, nhất là diện tích trồng rau màu theo hướng an toàn sinh học được chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương luôn khuyến khích. Ước tính toàn vùng hiện có trên 246.000ha, chiếm khoảng 30% diện tích màu cả nước.