Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Nông Nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu có các giải pháp phù hợp, chúng ta có thể tận dụng được những cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
Gia đình ông Đoàn, ấp Sương Thới 3, xã Thới Thạnh là một trong những hộ dân đầu tiên tham gia chương trình thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu với mô hình nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa.
Cùng với việc được hỗ trợ xây dựng hệ thống kè bê tông, giúp điều tiết hợp lý nước nhiễm mặn vào ao nuôi, đạt độ mặn 1-2 phần nghìn, gia đình ông Đoàn còn được hướng dẫn các kỹ thuật mới về nuôi tôm càng xanh năng suất cao như làm ao ươm giống, tách riêng từng giống tôm ở các ao nuôi. Kiểm soát nước nhiễm mặn, áp dụng kỹ thuật mới, con tôm càng xanh đã cho năng suất tăng 30% so với trước.
Nằm ở vùng cửa sông ven biển, việc kiểm soát tốt độ mặn trong nước, người dân đã kết hợp được hài hòa việc trồng dừa năng xuất cao với nuôi tôm càng xanh. Thu nhập nhiều hộ gần 200 triệu đồng/năm.
Nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa chỉ là một trong nhiều mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu triển khai thí điểm ở hai tỉnh là Bến Tre và Quảng Nam. Tại Hội nghị tổ chức ở hai tỉnh này mới đây, đại diện Bộ TNMT và các Bộ, ngành đánh giá cao các giải pháp và sẽ có cơ chế nhất là quy hoạch để áp dụng cho các địa phương khác.
Ông Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Quy hoạch không chỉ ở địa phương mà quy hoạch vùng. Ví dụ ở ĐBSCL nếu áp dụng đơn lẻ, hiệu quả không cao. Những vùng miền núi phải có quy hoạch tổng thể từ đó có giải pháp đối với vùng và từng tỉnh”.
Trọng tâm của Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu là xây dựng hạ tầng, đê kè, trồng rừng ngập mặn. Tất cả nhằm hỗ trợ các cộng đồng dân cư áp dụng hiệu quả các giải pháp thích ứng trong nông nghiệp, có cuộc sống ổn định ngay trên vùng đất đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Có thể bạn quan tâm

Trên thị trường hiện có khoảng 5.000 loại phân bón, trong đó sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng được sản xuất bằng “công nghệ cuốc xẻng” tràn lan đang làm loạn thị trường.

Sau đúng 1 tháng Việt Nam trúng thầu cung ứng 450.000 tấn gạo cho Philippines, giá lúa gạo ở ĐBSCL Cửu Long tăng cao. Tuy nhiên, việc tăng giá có dấu hiệu chỉ là “cơn sốt ảo”.

Trà Vinh đang tập trung liên kết “4 nhà”: nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp để tìm lối thoát cho nông sản.

Sau 5 phiên giảm liên tiếp, giá cao su tại thị trường châu Á dần phục hồi do lo ngại về nguồn cung thiếu hụt.

Thương lái ép giá, trừ hao vô cớ khiến bà con trồng hành, tỏi ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không có đầu ra. Lượng hàng tồn đọng lên cả 1.000 tấn. Với mong muốn, nhận được sự ủng hộ của người dân Thủ đô, những người nông dân đã dốc sức đưa một lượng hành, tỏi ra Hà Nội bày, bán.