Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm

Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm
Ngày đăng: 06/02/2015

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

Do giá bán ổn định (dao động từ 110.000 – 136.000 đ/kg đối với lươn có trọng lượng trên 200 gram/con) và ít tốn chi phí đầu tư nên nhiều hộ gia đình ở thị xã Tân Châu đã có thêm nguồn thu nhập trong việc thực hiện mô hình nuôi lươn thương phẩm.

Điển hình là hộ anh Trần Văn Dư ngụ tạo ấp Tân Lập, xã Tân An, thị xã Tân Châu. Nhờ nuôi lươn có hiệu quả mà anh Dư đã sửa căn nhà cũ của mình thành căn nhà mới khang trang trong năm 2014. Anh Dư khi tâm sự: “Do có ít đất sản xuất nên trước đây kinh tế gia đình luôn gặp khó khăn. Nhờ nuôi lươn mà gia đình tôi đã không còn phải đi làm thuê kiếm sống như trước”. Hiện anh Dư có 12 bể nuôi lươn với diện tích khoảng 150 m2.

Mô hình nuôi lươn ở thị xã Tân Châu phát triển ngoài nguyên nhân là do nông dân cần cù, năng động áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào thực tế thì việc quan tâm khuyến cáo và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của chính quyền địa phương và của đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển mô hình nuôi lươn thương phẩm.

Trong năm 2014, phòng Kinh tế thị xã đã xây dựng 02 điểm trình diễn nuôi lươn với mật độ cao là 200 con/m2 và áp dụng biện pháp kỹ thuật thay thế bùn đất bằng vĩ tre để làm giá thể cho lươn trú ẩn. Sau 8 tháng, lợi nhuận thu được từ mô hình là 9.077.000 đồng trên diện tích là 10 m2. Mô hình này đã được nhiều nông dân đến học tập kinh nghiệm và áp dụng.

Trạm Khuyến nông thị xã cũng xây dựng 01 điểm trình diễn nuôi lươn mật độ cao từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và có phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản của tỉnh tổ chức 01 lớp tập huấn “Phòng trị bệnh cho lươn đồng bằng thảo dược” do TS Lý Thị Thanh Loan - nguyên là chuyên gia về bệnh học thủy sản của Viện Nguyên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2- thực hiện. Ngoài ra, Trạm còn tổ chức cho các hộ nuôi lươn đi tham quan các mô hình nuôi lươn ở địa phương khác để học tập thêm những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất.

Nhờ các hoạt động khuyến nông trên nên mô hình nuôi lươn ở thị xã Tân Châu được duy trì và phát triển về năng suất và chất lượng. Để mô hình này được phát triển ổn định và bền vững thiết nghĩ cần có sự quan tâm hơn nữa của các ngành, các cấp về thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; các nhà máy chế biến có thể sản xuất thêm các mặt hàng đông lạnh từ lươn để cung cấp cho các siêu thị ở các thành phố lớn; các quán ăn, nhà hàng cần có sự quan tâm chế biến lươn thành các món ăn mang đậm chất Nam bộ của vùng miền sông nước Cửu Long để quảng bá đến khách du lịch trong nước và khách quốc tế thưởng thức.


Có thể bạn quan tâm

Minh Thanh Phát Triển Kinh Tế Rừng Minh Thanh Phát Triển Kinh Tế Rừng

Xã Minh Thanh (Sơn Dương) có diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Nhân dân đã tập trung phát triển kinh tế rừng, thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, coi đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương..

25/07/2014
Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Giúp Nông Dân Tăng Cường Ứng Dụng Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Giúp Nông Dân Tăng Cường Ứng Dụng Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Thực hiện kế hoạch tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa các nông hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ thành một cánh đồng lớn, thời gian qua, tại huyện Chư Jút và Krông Nô, việc triển khai theo mô hình này đã đạt được những kết quả bước đầu.

04/04/2014
Người Nuôi Nghêu Ở Cà Mau Lại Lao Đao Người Nuôi Nghêu Ở Cà Mau Lại Lao Đao

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm.

26/07/2014
Phú Thọ Chuẩn Bị Nguồn Giống Chất Lượng Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014 Phú Thọ Chuẩn Bị Nguồn Giống Chất Lượng Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014

Năm 2014, ngành thủy sản phấn đấu đạt chỉ tiêu: Diện tích 9.930 ha, tổng sản lượng đạt 29,2 ngàn tấn, chỉ đạo tăng tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống nuôi lên 35%.

04/04/2014
Yên Khánh (Ninh Bình) Xây Dựng Ngành Sản Xuất Nấm Theo Hướng Hàng Hóa Yên Khánh (Ninh Bình) Xây Dựng Ngành Sản Xuất Nấm Theo Hướng Hàng Hóa

Những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở Yên Khánh (Ninh Bình) phát triển mạnh. Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

26/07/2014