Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm giống không xét nghiệm thiệt thòi thuộc về người nuôi

Tôm giống không xét nghiệm thiệt thòi thuộc về người nuôi
Ngày đăng: 27/05/2015

Mua tôm giống “may nhờ rủi chịu”

Theo ngành Nông nghiệp, mỗi năm nông dân Bạc Liêu thả nuôi hơn 20 tỷ con tôm giống. Song, việc đưa số lượng tôm nói trên đi xét nghiệm lại chưa đạt đến một nửa. Việc người nuôi tôm bỏ qua khâu xét nghiệm rất phổ biến. Hầu hết nông dân bắt con giống từ các trại tôm giống về thả nuôi với phương châm “may nhờ rủi chịu”. Nếu may thì người nuôi tôm sẽ có được một đàn tôm giống sạch bệnh, còn ngược lại thì đành bỏ tiền mua tiếp tôm giống.

Việc nông dân không xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có hai nguyên nhân chính là các hộ nuôi ít tôm nên không xét nghiệm, hoặc không tin vào kết quả xét nghiệm.

Ông Văn Tuấn Kiệt (ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu) nói: “Ở đây, nhiều người nuôi tôm không xét nghiệm tôm giống khi thả nuôi. Do nhiều hộ ít đất, sử dụng con giống ít nên không xét nghiệm. Riêng tôi mỗi năm thả hơn 1 triệu con giống nhưng cũng không xét nghiệm. Nhiều năm trước, tôi mang tôm đi xét nghiệm có giấy chứng nhận tôm sạch, sản xuất thì tuân thủ theo khuyến cáo, nhưng tôm vẫn chết. Chọn giống trong nuôi tôm thật sự là may rủi. Tôm giống có sạch bệnh hay không chỉ có nhà sản xuất mới biết”.

Ngoài ra, gần đây còn xảy ra tình trạng thương lái thu mua tôm giống còn sót lại sau khi ao tôm bị thiệt hại và bán lại cho người nuôi. Nếu nông dân mua phải loại tôm này thả nuôi thì nguy cơ rủi ro rất cao vì hầu hết tôm bị nhiễm bệnh. Từ thực trạng trên cho thấy, phần lớn người nuôi tôm hiện nay chỉ mua giống bằng... niềm tin.

Rủi ro cao

Khi nông dân thiếu quan tâm đến chất lượng con giống thì việc nuôi tôm gặp rủi ro là chuyện khó có thể tránh khỏi. Không ít trường hợp người nuôi tôm lao đao vì thả con giống mang mầm bệnh.

Anh Ngô Văn Hưng (ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) cho biết: “Ở đây, năm nào người nuôi tôm cũng bị thiệt hại do con giống. Phần lớn tôm nuôi bị chết giai đoạn từ mới thả đến hơn 1 tháng tuổi. Ít người quan tâm nguyên nhân tôm chết và thường đổ lỗi do thời tiết. Chất lượng tôm giống chẳng biết đâu mà lần. Người nuôi đành nhắm mắt thả liều vậy”.

Con tôm là đối tượng nuôi rủi ro cao, nếu nông dân cứ thả giống theo kiểu “nhắm mắt đưa chân” thì cuối cùng thiệt thòi vẫn thuộc về họ. Bởi, khâu chọn con giống đóng vai trò quan trọng, góp phần làm giảm rủi ro cho người nuôi tôm.

Ông Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cho rằng: “Việc chọn con giống sạch bệnh sẽ quyết định đến kết quả cả vụ nuôi. Khi nông dân chọn được nguồn giống tốt sẽ giảm được 50% rủi ro. Có một nghịch lý là chỉ những người nuôi tôm quy mô lớn thì mới xét nghiệm con giống, còn người nuôi tôm diện tích nhỏ thì ít quan tâm đến khâu xét nghiệm con giống”.

Hiện nay, tại Bạc Liêu có nhiều điểm xét nghiệm con giống. Thời gian từ khi lấy mẫu tôm đến khi có kết quả chỉ mất 2 ngày. Chi phí xét nghiệm cũng không quá cao, từ 400.000 - 500.000 đồng/mẫu tôm”.

Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro cho nông dân, ngành Nông nghiệp còn khuyến cáo bà con khi chọn con giống cần tuân thủ các vấn đề sau: Tuyệt đối không mua tôm trôi nổi không rõ nguồn gốc. Cần mang tôm đi xét nghiệm trước khi thả giống. Cải tạo môi trường nước ao nuôi thật kỹ trước khi thả giống. Khi xảy ra thiệt hại (tôm chết) không được xả nước ra môi trường, gây ảnh hưởng vùng nuôi...


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Và Giám Sát Dịch Bệnh Cúm Trong Chăn Nuôi Thủy Cầm Hiệu Quả Từ Mô Hình Quản Lý Và Giám Sát Dịch Bệnh Cúm Trong Chăn Nuôi Thủy Cầm

Nuôi vịt là nghề truyền thống mang lại nguồn thu nhập cho rất nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, với phương pháp chăn nuôi chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học như hiện nay rất dễ xảy ra dịch bệnh.

14/10/2013
Bảo Hiểm Con Tôm Và Những Bất Cập Cần Tháo Gỡ Bảo Hiểm Con Tôm Và Những Bất Cập Cần Tháo Gỡ

Từ thực tế ghi nhận được ở người dân nuôi tôm các tỉnh ĐBSCL có thể khẳng định, nếu bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở ĐBSCL bị "phá sản” và không triển khai nữa, thì đây là những "điểm nghẽn” lớn ảnh hưởng sự phát triển kinh tế biển của vùng vốn có thế mạnh nhất cả nước.

15/10/2013
Quang Thuận (Bắc Kạn): Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Quang Thuận (Bắc Kạn): Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.

15/10/2013
Đắk Nông: Mô Hình Liên Kết Trồng Cây Chanh Dây Ở Đắk Ha Đạt Năng Suất Cao Đắk Nông: Mô Hình Liên Kết Trồng Cây Chanh Dây Ở Đắk Ha Đạt Năng Suất Cao

Ðược sự hỗ trợ của ngành chức năng, thời gian qua, Hợp tác xã Nông- lâm nghiệp & Thương mại Tia Sáng (Gia Nghĩa) đã liên kết với Công ty Cổ phần sản xuất, chế biến nông, lâm sản - dược liệu sạch Ðắk Nông, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Giai Mỹ trồng 10 ha chanh dây tại thôn 2, xã Ðắk Ha (Ðắk Glong - Đắk Nông) để phục vụ nguyên liệu chế biến nước ép trái cây.

15/10/2013
Quảng Nam: Người Nuôi Tôm Ứng Phó Với Bão Số 11 Quảng Nam: Người Nuôi Tôm Ứng Phó Với Bão Số 11

Khi nghe bão số 11 đang đến gần, gia đình tôi khẩn trương thuê nhân công chằng chống lại các trại, chòi nuôi tôm. Do không thể xuất bán tôm mới chỉ nuôi được hơn 1 tháng nên tôi gia cố ao nuôi, tránh để tôm thoát ra bên ngoài.

16/10/2013