Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Xã La Gi (Bình Thuận) Xử Lý Dứt Điểm Các Trường Hợp Đào Ao Nuôi Tôm Trái Phép

Thị Xã La Gi (Bình Thuận) Xử Lý Dứt Điểm Các Trường Hợp Đào Ao Nuôi Tôm Trái Phép
Ngày đăng: 03/01/2015

Từ năm 2011 đến nay, các ngành chức năng thị xã La Gi và UBND các xã đã lập biên bản, xử lý 93 trường hợp đào ao nuôi tôm trái phép trên 23 ha đất tại các xã Tân Phước, Tân Bình, Tân Tiến, Tân Hải, với tổng số tiền phạt 937,7 triệu đồng, trong đó UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định xử phạt 10 trường hợp, UBND thị xã La Gi ra quyết định xử phạt 23 trường hợp, UBND các xã ra quyết định xử phạt 60 trường hợp.

Nhưng mới có 58 trường hợp thực hiện quyết định xử phạt, với số tiền 93,2 triệu đồng và 23 trường hợp đã san lấp mặt bằng trả lại hiện trạng như ban đầu, còn lại 70 trường hợp chưa khắc phục hậu quả.
Đối với các trường hợp UBND tỉnh ra quyết định xử phạt, UBND thị xã La Gi đã có 6 văn bản kiến nghị Sở Tài nguyên - Môi trường tham mưu UBND tỉnh ra quyết định cưỡng chế các trường hợp đào ao nuôi tôm trái phép. Những trường hợp còn lại, UBND thị xã đã có Thông báo số 132, ngày 13/6/2014, chỉ đạo các xã phải khẩn trương củng cố hồ sơ, thủ tục để ra quyết định cưỡng chế các trường hợp đào ao nuôi tôm trái phép thuộc thẩm quyền của xã.
Cụ thể, tại xã Tân Bình, UBND các cấp đã ban hành 21 quyết định xử phạt các hộ nuôi tôm trái phép, nhưng qua rà soát hồ sơ, phát hiện 12 trường hợp ra quyết định xử phạt sai đối tượng phải trình Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND thị xã La Gi thu hồi, hủy quyết định xử phạt. Riêng trường hợp ông Phạm Công Thiện, sau khi có quyết định cưỡng chế, UBND xã Tân Bình đã vận động gia đình thu hoạch tôm, tháo hết nước, các thiết bị trên ao và san lấp ao trả lại hiện trạng đất như ban đầu.
Tại xã Tân Phước, UBND các cấp đã ban hành 61 quyết định xử phạt các hộ nuôi tôm trái phép, nhưng qua rà soát, phát hiện 3 trường hợp ra quyết định xử phạt sai đối tượng phải đề nghị Chủ tịch UBND xã Tân Phước thu hồi, hủy quyết định xử phạt và lập lại thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Tại xã Tân Tiến, UBND các cấp đã ban hành 9 quyết định xử phạt các trường hợp nuôi tôm trái phép, nhưng mới có hộ ông Đinh Văn Hà đã chấm dứt nuôi tôm, san lấp ao trả lại hiện trạng như ban đầu, còn lại 8 trường hợp chưa thực hiện quyết định xử phạt.
Tại xã Tân Hải, UBND thị xã đã ra 2 quyết định xử phạt các trường hợp nuôi tôm trái phép, trong đó có 1 hộ đã chấm dứt nuôi tôm, trả lại hiện trạng đất như ban đầu, còn lại 1 trường hợp có ao nằm trong quy hoạch nuôi tôm của xã, nên đang hướng dẫn làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
Để đảm bảo cưỡng chế theo đúng quy định pháp luật, UBND thị xã La Gi đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng cùng với UBND các xã rà soát lại toàn bộ hồ sơ, quá trình xử lý trước đây để tiến hành cưỡng chế các trường hợp nuôi tôm trái phép trong thời gian tới.
Nếu trường hợp nào xử lý sai thì tham mưu UBND thị xã thu hồi, hủy quyết định xử phạt để lập lại hồ sơ, thủ tục cho đúng quy định. Tiếp tục kiến nghị Sở Tài nguyên - Môi trường tham mưu UBND tỉnh ra quyết định cưỡng chế các trường hợp nuôi tôm trái phép.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá

Hiện nghêu được thương lái thu mua với giá từ 20.000-22.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị hơn 400 triệu đồng, nên người nuôi rất phấn khởi.

20/02/2014
Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

17/03/2014
Người Khmer Trồng Rau An Toàn Người Khmer Trồng Rau An Toàn

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

20/02/2014
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam & Tiền Giang Hợp Tác Để Cùng Phát Triển Viện Cây Ăn Quả Miền Nam & Tiền Giang Hợp Tác Để Cùng Phát Triển

Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc” trái cây. Lợi thế này của tỉnh càng có điều kiện phát triển khi có Viện Cây ăn quả miền Nam đứng chân trên địa bàn. Từ khi thành lập, việc hợp tác giữa Viện và các cơ quan chức năng của tỉnh luôn được quan tâm, gắn bó chặt chẽ, góp phần củng cố, nâng vị thế “vương quốc” trái cây của địa phương.

17/03/2014
Trồng Lúa Đông Xuân Theo GAP Trồng Lúa Đông Xuân Theo GAP

Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.

20/02/2014