Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Lo Lắng Vụ Tôm Mùa Lũ

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.
Anh Nguyễn Tiền Giang, xã Bình Thạnh, TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết, đây là năm thứ 4 gia đình anh thả nuôi tôm mùa lũ, nhưng chưa có năm nào mực nước lại “trồi sụt” như năm nay. Đầu tháng 8, nước lên từng ngày, nhưng đến cuối tháng nước xuống mạnh và hiện chênh lệch giữa 2 thời điểm đã gần 1,6m.
“Đầu mùa lũ thấy nước lên nhanh nên tôi huy động nhân công để đăng lưới cao thêm gần 2m nhưng chưa được bao lâu thì phải tốn thêm tiền thuê nhân công hạ lưới xuống vì sợ gió và nắng mưa làm hư lưới. Với tình hình hiện nay, mỗi ngày tôi theo dõi mực nước trong ruộng tôm 2 lần để có giải pháp ứng phó kịp thời” - anh Giang nói.
Toàn xã Bình Thạnh hiện có 97,7ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, chiếm trên 90% diện tích nuôi tôm của TX.Hồng Ngự. Hiện tôm nuôi của bà con đang ở độ 30 đến 40 ngày tuổi, phát triển bình thường... Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi lo lắng nếu nước tiếp tục giảm thì nguy cơ bệnh sẽ bùng phát trên tôm.
Ông Nguyễn Văn Bừa một nông dân nuôi tôm nhiều năm tại đây cho biết, đa phần những hộ nuôi tôm mùa lũ đều không chủ động được nguồn nước, chỉ một số ít hộ có đê bao lững có thể chủ động nguồn nước đảm bảo cho tôm phát triển, nên hiện nay nguy cơ thu hoạch tôm trước dự tính đối với những hộ chưa chủ động được nguồn nước là rất có thể xảy ra nếu nước tiếp tục xuống thấp.
Ông Nguyễn Huấn - Phó trưởng Phòng Kinh tế TX.Hồng Ngự cho biết, nước lũ đầu nguồn khi chảy về hạ nguồn sẽ mang theo mầm bệnh nhất định. Trong đó, thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh trên tôm là khi lũ rút, vì khi đó, các chất hữu cơ trong đất sẽ làm bẩn nguồn nước, cộng thêm chất thải từ thức ăn, tôm thải ra làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy, việc nước lũ lên xuống thất thường thời gian qua cũng làm cho nguy cơ dịch bệnh phát sinh rất lớn...
Có thể bạn quan tâm

Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.

Trong khi các tiểu thương tại các chợ truyền thống không mặn mà bán rau sạch, rau an toàn vì không thu hút được người mua thì các hợp tác xã, công ty sản xuất rau sạch vẫn nhìn thấy nhiều cơ hội và đã liên tiếp mở rộng diện tích, tăng thị phần nhờ xây dựng được kênh phân phối đến người tiêu dùng.

Mặc dù giá tăng mạnh và hút hàng, nhưng rất ít nhà vườn có xoài cát Hòa Lộc để cung cấp cho thị trường do mùa xoài chính vụ đã qua. Hiện nay, chỉ một số nhà vườn có kinh nghiệm trồng xoài cát Hòa Lộc theo phương pháp rải vụ mới có xoài cung cấp cho thị trường.

Theo ước tính trong 10 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Văn Châu (ấp Thạnh Hòa, xã Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang) cho biết, ông thu hoạch 2 công ớt cách đây gần 1 tháng, năng suất 1 tấn/công chỉ bán được giá 14.000-15.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ớt đã tăng vọt 36.000-38.000 đồng/kg nhưng ông không còn ớt để bán. Ông Huỳnh Quang Phục (ấp Bình Tây 1, xã Phú Bình, Phú Tân) chia sẻ: “Hơn 20 ngày trước, tôi thu hoạch gần 7 công ớt, bán 15.000-16.000 đồng/kg, vừa trồng lại đợt ớt mới thì ớt tăng giá mạnh”.