Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị trường trái cây đích ngắm 2 tỷ USD

Thị trường trái cây đích ngắm 2 tỷ USD
Ngày đăng: 05/10/2015

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Thế nhưng, vấn đề là những người thực thi không thực thi đúng chính của Nhà nước.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Sĩ Công nói:

"Chúng ta đang có mâu thuẫn rất lớn trong việc thực thi chính sách.

Trong khi Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu trái cây... thì chính những người làm việc trực tiếp với doanh nghiệp tại nhiều cơ quan như cơ quan kiểm dịch thực vật, hải quan lại... hành doanh nghiệp.

Nếu Việt Nam không cải thiện được bốn vấn đề, gồm điều tiết thị trường, thực thi chính sách, định hướng nông sản, định hướng thị trường thì sẽ rất khó để cải thiện tình hình xuất khẩu trái cây."

Lý giải những điều vừa nêu, đại diện Chuối Laba Đà Lạt, cho hay, nông dân Việt Nam hiện nay đang tự bơi với sự phụ thuộc đến 80% vào thị trường Trung Quốc và thường trực trong tình trạng "được mùa mất giá”.

Chuối Việt Nam trồng rất nhiều, thừa để xuất khẩu nhưng chất lượng và tính đồng bộ quả thì gần như bằng không.

Như vậy, rất khó để xuất khẩu tiểu ngạch chứ chưa nói đến xuất khẩu chính danh. Đã vậy, chính sách điều tiết thị trường cũng chưa được phát huy.

Cụ thể là mới đây khi giá thanh long giảm mạnh, chỉ còn 500 - 2.000 đồng/kg thì tại Lâm Đồng, thanh long vẫn được bán với giá 20.000 - 30.000 đồng/kg.

"Để trái cây Việt Nam có mặt trên thế giới, cần phải có sự tham gia của các tập đoàn lớn, có tiềm lực về tài chính, có vùng chuyên canh lớn", ông Công nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Chung nêu dẫn chứng về việc thất bại của một doanh nghiệp FDI sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu trái cây. Cụ thể, năm 1995 có một doanh nghiệp FDI (Anh Quốc) vào Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất nước trái cây cô đặc tại Long An.

Thời điểm đó, doanh nghiệp này chọn dứa để sản xuất nhưng chỉ sau một tuần hoạt động, nhà máy không đủ nguyên liệu đành khép lại dự án. Bởi, để có được 100kg nước dứa cô đặc cần đến 1.000 tấn dứa nguyên liệu nhưng vùng trồng ở Long An không đáp ứng đủ.

Theo ông Chung, trái cây ngoài xuất khẩu tươi, có thể chế biến được rất nhiều sản phẩm tạo giá trị gia tăng cao, như nước trái cây cô đặc, chế biến dạng mứt, miếng, hạt, trái cây đóng hộp, các nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp bánh kẹo, sữa...

Song, cái khó của trái cây Việt Nam là nếu muốn chế biến sau thu hoạch thì phải xem lại vùng trồng mà điều này thì Việt Nam chưa đáp ứng được.

Cũng theo ông Chung, hiện nay, thị trường Trung Đông tiêu thụ khoảng 1 tỷ USD/năm nước ép trái cây. Đây là thị trường rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Giá nước trái cây cô đặc đang ngày một tăng cao, riêng dứa cô đặc có giá khoảng 1.700 USD/tấn.

"Vấn đề là Chính phủ cần phải có những định hướng dài hạn và tập trung vào một số loại trái cây chủ lực, không nên phát triển dàn trải theo chiều rộng.

Philippines có thương hiệu chuối Dole, New Zealand có trái Kiwi, táo... với diện tích hàng nghìn ha, canh tác hoàn toàn bằng cơ giới, cho ra sản phẩm đẹp, đồng bộ, giá rẻ, nổi tiếng trên toàn thế giới.

Việt Nam cần học tập ở họ”, ông Chung nói.

Các nhà phát triển nông nghiệp cũng cho rằng, để kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung và trái cây Việt Nam nói riêng có thể tiến đến đích với con số nhiều tỷ USD thì mở rộng vùng trồng đồng bộ từ 1.000 ha trở lên và phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài khiến đàn gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh và là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh như: Tiêu chảy, phó thương hàn, tụ huyết trùng... phát sinh, lây lan, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để duy trì và đảm bảo tổng số đàn vật nuôi, huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mùa nắng nóng. Nhờ vậy nhiều năm nay, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra hay gia súc bị chết vì nắng nóng.

23/06/2015
Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.

23/06/2015
Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa

Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

23/06/2015
Chuyển lúa trồng bắp Chuyển lúa trồng bắp

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.

23/06/2015
Khuyến khích phát triển sâm Ngọc Linh Khuyến khích phát triển sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

23/06/2015