Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội

Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội
Ngày đăng: 21/07/2015

Theo các chủ trại chăn nuôi, thị trường thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại chủ yếu vẫn do sản phẩm nội làm chủ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, các DN, chủ trang trại chăn nuôi lớn đang chuyển hướng đầu tư theo quy trình chăn nuôi tự động với những dây chuyền máy móc hiện đại. Ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi nội địa đang đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn khi bước vào sân chơi chung của thế giới.

* “Ăn theo” chăn nuôi

Theo các DN trong ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi và thiết bị chuồng trại, ngành này hình thành và phát triển khi chăn nuôi chuyển hướng từ nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình sang hình thức trang trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Đây cũng là giai đoạn ngành chăn nuôi thu hút mạnh đầu tư từ các tập đoàn, DN nước ngoài. Theo đó, hàng loạt trang trại nuôi gia công với quy mô lớn cho các DN nước ngoài hình thành, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại. Ông Lê Văn Đồng Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Kim Đồng Khánh (TP.Biên Hòa), chia sẻ: “Giai đoạn những năm 2000, chúng tôi chủ yếu nhận làm gia công các thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài đầu tư theo hình thức nuôi gia công tại Đồng Nai. Nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường này, chúng tôi thành lập công ty, không ngừng đa dạng mặt hàng, tạo nhãn hàng riêng cho sản phẩm... Các DN, cơ sở đầu tư vào lĩnh vực này cũng ngày càng nhiều, tạo cuộc chạy đua cạnh tranh trên thị trường”.

Theo nhiều chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, ngành chăn nuôi muốn cạnh tranh tốt trong giai đoạn hội nhập cần đầu tư dây chuyền chăn nuôi tự động theo công nghệ hiện đại. Đa số các dây chuyền này hiện vẫn phải nhập khẩu. Đây đang là bất lợi của ngành sản xuất thiết bị, chuồng trại chăn nuôi nội địa vẫn phát triển theo hướng manh mún, nhỏ lẻ khi tham gia sân chơi thế giới.

Có thể nói, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại hình thành và phát triển “ăn theo” ngành chăn nuôi. Những trồi sụt của thị trường này luôn gắn bó chặt chẽ với sức khỏe của ngành chăn nuôi. Chủ cơ sở Trường Phát (huyện Trảng Bom), chuyên sản xuất tấm đan chuồng heo, nhận xét: “Sản xuất trong ngành này mọi thứ đều trông vào con heo. Sản phẩm chăn nuôi có giá tốt, người chăn nuôi tái đàn nhiều thì sản phẩm của chúng tôi mới đắt hàng. Chính vì vậy, mọi hoạt động sản xuất của chúng tôi luôn theo sát thông tin về tình hình dịch bệnh, biến động giá cả trong chăn nuôi”. 

* Cạnh tranh bằng công nghệ

Hiện thị trường thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại... khá đa dạng về các dòng sản phẩm cũng như các nhãn hàng nội địa cho khách lựa chọn. Nhiều DN, cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này thường nhận dịch vụ thiết kế, xây dựng chuồng trại. Sản phẩm từ nơi sản xuất được cung cấp đến tận tay các chủ trang trại với giá tốt nhất vì giảm bớt được các khâu trung gian. Ông Lê Văn Linh, chủ cơ sở Đại Phát (TX.Long Khánh), chuyên sản xuất, cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực chăn nuôi, cho biết: “Tuy mới tham gia thị trường vài năm trở lại đây, nhưng sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Chúng tôi có thêm dịch vụ thiết kế, xây dựng chuồng trại theo đơn đặt hàng của khách. Thế mạnh của cơ sở chủ yếu là các sản phẩm về khung chuồng trại, dụng cụ cho ăn bằng inox... Tuy nhiên, chúng tôi có liên kết, lấy hàng từ các DN khác, đảm bảo khách hàng cần sản phẩm gì là chúng tôi đáp ứng được ngay”.

Theo ông Nguyễn Văn Chiểu, chủ trang trại đi tiên phong trên địa bàn tỉnh nuôi heo bằng đệm lót sinh học, thị trường thiết bị chăn nuôi nội địa ngày càng đa dạng về chủng loại, nhiều sản phẩm đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chứ không sản xuất theo hướng gia công như những năm trước. Ông Chiểu so sánh: “Trước đây, dòng sản phẩm tấm lót sinh học chủ yếu phải nhập khẩu thì nay nhiều DN trong nước đã sản xuất được. Tuy độ tinh xảo chưa bằng hàng nhập nhưng chất lượng và giá cả đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa”.


Có thể bạn quan tâm

Tương Lai Nào Cho Bảo Hiểm Thủy Sản? Tương Lai Nào Cho Bảo Hiểm Thủy Sản?

Thực tế là, trong khi chưa có quốc gia nào trên thế giới thực hiện BH thủy sản thì tại ĐBSCL, Nhà nước đã thực hiện thí điểm thành công. Tuy nhiên, việc có tiếp tục được hết thời gian thí điểm hay không, có thể triển khai ra diện rộng hơn hay không... lại là một câu chuyện khác.

18/07/2013
Nuôi Cá Vược Trên Sông Gianh Nuôi Cá Vược Trên Sông Gianh

Ngoài việc vươn khơi đánh bắt hải sản dài ngày trên biển, hiện nay người dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mở thêm một nghề mới đó là nghề nuôi cá vược trên đoạn sông Gianh chảy qua địa phương. Nghề nuôi cá vược tuy mới mẻ nhưng kỳ vọng sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống...

18/07/2013
Về Ninh Thuận Học Cách Trồng Nho Về Ninh Thuận Học Cách Trồng Nho

Gần 100 năm về trước, khi lần đầu tiên đưa cây nho về trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận, chắc chắn người Pháp cũng không thể ngờ được rằng loại cây trồng "khó tính" lại ưa thích và sinh sôi phát triển mạnh mẻ ở vùng đất "đầy nắng lắm gió" này.

18/07/2013
Thu Hoạch Hơn 30% Diện Tích Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè Thu Hoạch Hơn 30% Diện Tích Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè

Theo Chi cục NTTS hiện bà con nuôi tôm đang tích cực xuống đồng thu hoạch tôm. Sau hai tuần toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 30% diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.

19/07/2013
Trăn Trở Với Nghề Nuôi Nhím Trăn Trở Với Nghề Nuôi Nhím

Hơn 2.000 con nhím nuôi đã đến lứa xuất chuồng nhưng tiêu thụ quá khó khăn, các xã viên hợp tác xã (HTX) Hợp Thành (Khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) phải tự đi tiếp thị tìm đầu ra cho sản phẩm.

19/07/2013