Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Rau Tết Ế Ẩm

Thị Trường Rau Tết Ế Ẩm
Ngày đăng: 02/02/2014

Chưa năm nào như thời điểm Tết năm nay, thị trường rau Tết xuống giá trầm trọng, nguyên nhân do sản lượng dồi dào, nguồn cung vượt nhu cầu sử dụng, rau củ không những không giữ được mức giá ngày thường mà còn giảm sâu hơn.

Thông thường vào những ngày giáp Tết, mặt hàng thiết yếu như rau xanh sẽ nhích giá lên so với ngày thường. Thế nhưng những ngày qua, giá rau ngoài thị trường giảm khá mạnh, còn tại vườn, nông dân bán cho tư thương rẻ như cho. Đây là nghịch lý mà không ít người trồng rau đang phải hứng chịu.

Dạo qua các các chợ Hà Đông, chợ Cầu Mới, chợ Phùng Khoang (Hà Nội) đa số các loại rau củ đều xuống giá, rau súp lơ ngày thường có giá từ 12.000 - 13.000 đồng/cây, nay giảm xuống còn 4.000 - 5.000 đồng/cây; rau cải thảo có giá ngày thường 8.000 - 10.000 đồng/kg, nhưng nay chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg; bắp cải giá chỉ 3.000 đồng/kg, cải cúc trước 3.000 – 3.500 đồng/mớ, hiện còn 1.000 – 1.500 đồng/mớ…

Bà Nguyễn Thị Hà (Thanh Trì- Hà Nội) ngậm ngùi: “Tôi trồng hơn 3 sào khoảng 4.500 cây. Một cây cải bắp giống khi mua từ 1.300-1.500 đồng. Nay bán buôn tại ruộng chỉ được 1.000 đồng/cây. Như vậy, quá lỗ, còn công chăm bón nữa chứ. Vào thời điểm giáp Tết âm lịch năm ngoái, cải bắp được bán với giá 7.000/kg. Rẻ quá, định để ra Giêng bán cho được giá, nhưng không thể để được vì để lâu bắp cải gặp sương muối sẽ hỏng hết!

Ngoài ra, so với rau sản xuất đại trà, rau an toàn có cao hơn vài giá, nhưng nhìn chung cũng giảm hơn so với năm ngoái. Cụ thể, rau cải cay năm ngoái đạt 12.000- 15.000 đồng/kg, nhưng hiện chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, súp lơ từ 18.000- 20.000 đồng/cây, nay chỉ còn 6.000 -7.000 đồng/cây. Nhiều nơi rau bán tại vườn rẻ như cho, báo hiệu vụ rau tết thất bại. Một số hộ còn trông chờ vào một số rau, củ có thể tăng giá vào 27, 28 Tết để gỡ gạc, nhiều hộ khác đã chỉ còn trông chờ vào vụ rau sau Tết được giá khi cầu tăng trở lại.

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội)- cho biết, thành phố hiện có khoảng 6.500ha rau các loại, tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Giá rau giảm khiến người tiêu dùng phấn khởi, nhưng người nông dân thì kém vui. Hiện các hộ trồng rau vẫn đang tích cực gieo cấy lứa rau mới và chăm sóc rau non, hy vọng gỡ gạc lại vốn trong dịp đầu năm.

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, dự báo nguồn rau cung cấp ra thị trường vẫn rất dồi dào, giá các loại rau có xu hướng nhích lên, nhưng sẽ không đáng kể.


Có thể bạn quan tâm

Ngọt ngào hồng xiêm nếp Ngọt ngào hồng xiêm nếp

Vườn hồng xiêm nếp của gia đình chị Nguyễn Thị Lan, thôn Rừng Chướng, xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đang vào vụ thu hoạch rộ. Quả căng mọng, vỏ nhẵn, tỏa hương ngọt ngào.

22/04/2015
Nông sản Trung Quốc chiếm chợ đầu mối Nông sản Trung Quốc chiếm chợ đầu mối

Trong khi nông sản Việt Nam như dưa hấu, hành tím... ê hề, giá rẻ, nông sản Trung Quốc lại áp đảo, chiếm các chợ đầu mối. Tuy nhiên, thống kê của cơ quan chức năng lại cho thấy con số ngược lại.

22/04/2015
Nông dân, doanh nghiệp và nông sản Nông dân, doanh nghiệp và nông sản

Dưa hấu, thanh long, cà chua… đổ cho bò ăn không phải là chuyện mới. Để giúp bà con nông dân, những ngày gần đây trên mạng lan truyền thông tin về việc một số cán bộ đi bán dưa hấu. Nhiều bà nội trợ mua dưa về ăn, kêu gọi gia đình, bạn bè ủng hộ để giảm bớt khó khăn cho nông dân.

22/04/2015
Đánh thức tiềm năng đồng ruộng Đánh thức tiềm năng đồng ruộng

Đồng ruộng là tài sản giá trị nhất của người nông dân, đã có lúc người nông dân khó sống bằng nghề nông nên họ bỏ ruộng đi làm ăn xa. Tuy nhiên những năm gần đây người dân đã quay trở lại với ruộng đồng, đất nông nghiệp hiếm thấy bị bỏ hoang như trước.

22/04/2015
Loay hoay giữa thiếu nước tưới và bán búp thanh long Loay hoay giữa thiếu nước tưới và bán búp thanh long

Hạn hán năm nay có thể kéo dài đến tháng 9 rồi tình hình sâu bệnh, nhất là bệnh đốm trắng thường bùng phát vào mùa mưa vì vậy người trồng thanh long nên cho vườn cây nghỉ ngơi hợp lý...

22/04/2015