Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Phân Bón Đa Dạng, Nông Dân Khó Lựa Chọn

Thị Trường Phân Bón Đa Dạng, Nông Dân Khó Lựa Chọn
Ngày đăng: 01/04/2014

Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, là thời điểm thích hợp để nông dân chăm sóc, bón phân cho càphê, cao su, hồ tiêu… sau mùa thu hoạch. Năm nay, nguồn cung phân bón khá dồi dào, giá cả không có biến động nhiều, chủng loại khá đa dạng, phong phú.

Cụ thể, phân DAP hạt xanh giá 12.800 đồng/kg; phân DAP hạt nâu 10.600 đồng/kg; urê hạt trong 8.900 đồng/kg; urê hạt đục 8.950 đồng/kg; urê Phú Mỹ hạt trong 8.100 đồng/kg; kali hạt 8.550 đồng/kg; kali bột màu đỏ 8.100 đồng/kg; SA trắng 4.300 đồng/kg; SA hạt nhuyễn 3.200 đồng/kg…

Ông Trần Văn Tỏa, ở thôn 8, xã Ea B’hôk (Cư Kuin - Đắk Lắk), chia sẻ: “Gia đình có hơn 2ha càphê mới thu hoạch trước Tết, thời điểm này tôi đang tiến hành tưới đợt 2 và bón phân, chăm sóc, cải tạo vườn cho kịp niên vụ sau. Tuy nhiên, phân bón trên thị trường khá đa dạng, không biết nên lựa chọn loại nào cho hợp lý mà không lựa nhầm phân bón giả, kém chất lượng”.

Sở dĩ nông dân ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung băn khoăn, lo lắng bởi tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp... Năm 2013, Giám đốc Công ty sản xuất thương mại và dịch vụ Việt Nhật (trụ sở tại thị trấn Ea T’Ling (Cư Jút - Đắk Nông) đã bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi sản xuất, buôn bán phân bón giả.

Trước đó, công ty này đã kịp tuồn ra thị trường 118,8 tấn phân bón kém chất lượng, trong đó có 31 tấn phân bón đã bán cho người dân được cơ quan điều tra xác định là phân bón giả.

Còn tại Đắk Lắk, năm 2013, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh này đã tiến hành kiểm tra tại 63 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, lấy 148 mẫu phân đưa đi xét nghiệm, phát hiện 40 mẫu phân không đảm bảo chất lượng.

Thiết nghĩ, để hỗ trợ người sản xuất càphê đạt hiệu quả, ngoài nỗ lực kiểm tra kiểm soát thị trường của cơ quan chức năng, ngành nông nghiệp cần khuyến cáo nông dân cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn phân bón, nên chọn sản phẩm có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì. Và tổ chức tuyên truyền, xây dựng mô hình tận dụng nguồn phân hữu cơ sinh học thay thế các loại phân hóa học nhằm giảm chi phí đầu vào, góp phần cải tạo đất, tạo đà sinh trưởng cho cây trồng để bà con học tập, làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra - Góc Nhìn Từ SFP Và Morrisons Cá Tra - Góc Nhìn Từ SFP Và Morrisons

Từng là mặt hàng có lợi thế so sánh, ít đối thủ “đủ sức áp đảo” so với những mặt hàng khác, nhưng bây giờ các doanh nghiệp vẫn ê ẩm khi nói tới 7/10 thị trường truyền thống giảm nhập khẩu cá tra vì mức tiêu dùng thay đổi và những bất cập như: 15 lô hàng bị cảnh báo vi phạm hàng rào kỹ thuật tại thị trường EU, 11 lô bị cho là nhiễm vi sinh và bốn lô gián đoạn chuỗi lạnh…

20/02/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Bồ Câu Pháp

Anh Trần Văn Đới, thôn Phú Ốc, xã Gio Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) hiện đang nuôi 250 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng, trung bình mỗi cặp đẻ 8 – 9 lứa/năm, với khoảng 200 cặp chim non/lứa nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mua chim giống của thị trường. Đây được xem là mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập khá vì bồ câu là giống sinh sản nhanh, ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế cao.

20/02/2013
Tự tin về đích đúng lộ trình Tự tin về đích đúng lộ trình

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhờ có hướng đi đúng đắn cùng sự đồng sức đồng lòng, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và mở rộng các mô hình liên kết sản xuất, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã thay da đổi thịt từng ngày.

03/09/2015
Tạm Ngưng Cung Cấp Cá Tra Bố Mẹ Ra Thị Trường Tạm Ngưng Cung Cấp Cá Tra Bố Mẹ Ra Thị Trường

Do hiện nay cá tra tra giống tại ĐBSCL đang có xu hướng giảm nên trong thời gian tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) sẽ tạm ngưng cung cấp cá tra giống bố mẹ ra thị trường và chưa cho biết thời gian khi nào cung cấp trở lại.

21/02/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Chẽm (Lates Calcarifer) Ở Hậu Giang Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Chẽm (Lates Calcarifer) Ở Hậu Giang

Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.

22/02/2013