Thị Trường Nấm Ảm Đạm

Thị trường nấm tại các tỉnh hiện vẫn không thoát khỏi ảm đạm, bởi những thông tin về nấm không rõ nguồn gốc, nấm bẩn, được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh vừa qua.
Hiện phần lớn bà con đều rất hoang mang và sản xuất cầm chừng để chờ tín hiệu khác của thị trường. Do bị ứ đọng nên nhiều hộ đã nghĩ đến việc sấy khô nấm.
Chủ nhiệm HTX sản xuất nấm huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết, chưa bao giờ sức tiêu thụ nấm trên địa bàn lại ảm đạm như lúc này. Trước đây, tại điểm thu mua của HTX, mỗi ngày xuất khoảng 3 tạ nấm tươi, nhưng thời điểm này thị trường gần như đóng băng.
Để hạn chế tối đa thiệt hại, UBND huyện Yên Thành đã quyết định triển khai thu mua sản phẩm cho bà con rồi nhập vào các siêu thị, tìm các địa bàn có sức tiêu thụ lớn. Bên cạnh đó UBND huyện cũng tiến hành sản xuất bao bì, có gắn nhãn mác đầy đủ để khẳng định chất lượng nấm sạch, nhưng tình hình cũng không khả quan hơn khi các nơi khác cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này năm ngoái, giá muối ở Bình Thuận rớt thê thảm, dao động từ 300-500 ngàn đồng/tấn, diêm dân sản xuất không đủ chi phí bù lỗ. Thế nhưng hiện nay giá muối bất ngờ tăng trở lại, từ 700-950 ngàn đồng/tấn, diêm dân lại hào hứng sản xuất muối trở lại.

Ở Hải Dương, do thời tiết bất thường nên sản lượng vải sớm giảm 50% so với năm ngoái. Giá hiện cũng giảm 50% so với đầu mùa, người trồng vải thua lỗ...

Đến nay, bệnh tai xanh đã lan rộng trên đàn lợn ở hai địa phương là thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới với tổng số hơn 2 nghìn con bị mắc bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Bắc Kạn, tính đến chiều ngày 23/09 tại hai địa bàn trên đã có 995 con lợn bị chết và tiêu hủy do dịch bệnh, hiện còn hơn 300 con lợn bị bệnh đang theo dõi và điều trị.

Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...

Từ chỗ áp dụng bón phân viên nén dúi sâu trên diện tích 5 ha năm 2008, qua đúc rút kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ tiền mua 24 máy ép phân, đến vụ xuân 2012, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã nhân rộng diện tích bón phân viên nén dúi sâu lên gần 2.000 ha.