Thị Trường Cá Tra Khởi Sắc Ở An Giang

Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, thị trường tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc.
Giá cá tra nguyên liệu các loại đều được các cơ sở chế biến thu mua với giá tăng hơn trong từng tuần; cụ thể là giá cá tra thịt trắng (loại từ 0,8 kg đến 1 kg/con) có giá từ 23.000 đồng đến 23.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; giá cá tra thịt hồng (loại từ 0,8 kg đến 1 kg/con) có giá từ 22.700 đồng đến 23.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.
Riêng loại cá tra thịt vàng lại có xu hướng tăng mạnh, giá thu mua tăng cao hơn các loại khác cá loại từ 0,8 kg đến 1 kg/con có giá từ 22.000 đồng đến 22.300 đ/kg, tăng từ 300 đồng đến 500 đồng/kg.
Theo bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu trên địa bàn tỉnh vào thời điểm này đang có chiều hướng phát triển tốt. Thị trường xuất khẩu cá tra đến các nước trên thế giới đang khởi sắc dần, nhu cầu đặt mua cá phục vụ cho các lễ hội và dịp Tết dương lịch sắp tới tăng lên.
Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn bước đầu đã tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp nên đã triển khai đẩy mạnh thu mua, chế biến cá tra xuất khẩu và tiêu thụ trong nội địa.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp thu mua, chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang đã thu mua đạt 89.000 tấn cá nguyên liệu, bằng 91% so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp cũng đã chế biến, xuất khẩu đạt 92.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 262 triệu USD, tăng 6% về số lượng và tăng 13% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Sơn, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, thừa nhận có tình trạng nông sản Đà Lạt, đặc biệt là khoai tây, đang bị giả mạo ngay trên đất Đà Lạt. “Chúng tôi thừa biết mánh của tiểu thương tại Đà Lạt khi đưa khoai thẳng từ Trung Quốc đến Đà Lạt chủ yếu để thay đổi xuất xứ và phủ đất đỏ trước khi chuyển đi các tỉnh khác” - ông Sơn nói.

Do sản xuất đậu phộng cần nhiều vốn, nhưng năng suất không cao, giá cả lại quá bấp bênh, nên ngày càng có nhiều nông dân Tây Ninh “chia tay” với cây đậu phộng. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2013 - 2014, toàn tỉnh chỉ xuống giống được 4.265 ha đậu phộng- đạt 47,4% so với kế hoạch, và bằng 86,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vụ chiêm 2014 thành phố Điện Biên Phủ gieo cấy gần 500ha lúa, tập trung ở các xã, phường như: Tà Lèng, Thanh Minh, Him Lam, Nam Thanh và Thanh Trường.

Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2013, Việt Nam đã xuất sang Malaysia khoảng 465,977 tấn gạo, giảm 39% so với 764,692 tấn được xuất trong năm 2012.

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh Nam Trung bộ đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm con giống. Trong khi đó, tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào việc khai thác ngoài tự nhiên.