Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Long Định 1 Trên Đất Thanh Hóa

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm mô hình giống cây thanh long ruột đỏ Long Định 1 (RĐLĐ1) trên đất Thanh Hóa.
Giống cây ăn quả này được đưa về trồng thử nghiệm tại tỉnh ta từ năm 2010 với 9 hội viên. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 400 hộ gia đình trồng thanh long RĐLĐ1 với tổng diện tích 72,4 ha, 79.632 trụ, trong đó có 42 hộ trồng quy mô hơn 500 trụ trở lên. Các địa phương trồng thanh long RĐLĐ1 quy mô tập trung như: Thạch Thành, Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn.
Theo tính toán, mỗi ha thanh long RĐLĐ1 đầu tư trung bình từ 150 đến 175 triệu đồng, từ năm thứ 2 cây đã cho thu hoạch khoảng 180 triệu đồng/ha/năm; năm thứ 4 trở đi có thể cho thu hoạch tới 700 triệu đồng/ha/năm và cho khai thác tối đa tới 20 năm. Trong 2 năm 2012, 2013, một số vườn thanh long đã cho thu hoạch vụ quả đầu với sản lượng khoảng 120 tấn, giá bán trung bình từ 25-30.000 đồng/kg, giá trị đạt 3,3 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp nghiên cứu quy trình kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm thanh long chất lượng; đồng thời nghiên cứu phương án tiêu thụ sản phẩm khi tiếp tục mở rộng diện tích, hướng tới xây dựng thương hiệu thanh long Thanh Hóa trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về cơ cấu giống và thời vụ, ngay từ khi triển khai thực hiện việc gieo trồng các loại cây trồng vụ Đông – xuân, các huyện, thành phố đã khẩn trương kịp thời đôn đốc bà con nông dân tích cực làm đất và gieo trồng các loại cây trồng kịp thời vụ.

Đây là 3 xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn Chương trình xây dựng NTM, đem lại hiệu quả thiết thực. Thông qua chương trình, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức của người dân trong việc thực hiện tiêu chí xây dựng NTM; vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn được nâng lên.

Vừa nghiên cứu học tập cách chăm sóc rau, hoa qua sách báo, vừa rút kinh nghiệm từ thực tế; dần dần, anh đã chủ động được việc chăm sóc. Từ việc sử dụng giống rau, phân bón, nhận biết cây rau mắc những loại bệnh nào để sử dụng thuốc và khi lứa rau này vừa xuống giống thì anh đã lên kế hoạch sẵn cho vụ sau.

Đầu năm mới Ất Mùi 2015, các cấp, các ngành và nhân dân huyện Châu Thành A đang hối hả bắt tay thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm nay. Trong đó, quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được địa phương đặt lên hàng đầu.

Vụ Đông Xuân 2014-2015, nông dân An Giang xuống giống 238.261ha, hiện đã thu họach gần 40% diện tích, với năng suất bình quân đạt 6,7 tấn/ha, khả năng đạt sản lượng trên 2 triệu tấn, như vậy sản lượng thu mua tạm trữ chỉ chiếm hơn 10% tổng sản lượng lúa Đông Xuân 2014-2015.