Thí Điểm Xây Dựng 7 Vùng An Toàn Dịch Bệnh

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm giai đoạn 2014-2018” để triển khai mô hình những vùng chăn nuôi “nói không” với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
Theo đó, 7 địa phương được chọn làm thí điểm gồm Nam Định, Thái Bình ở miền Bắc (vùng không có heo tai xanh) và Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh ở miền Nam (vùng không có cúm gia cầm). Đây là những tỉnh đang có lượng gia súc, gia cầm lớn được chăn nuôi để cung ứng cho 2 thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết, theo yêu cầu của các nước, để thực phẩm của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường EU, Nhật Bản và thậm chí Singapore thì phải được Tổ chức Thú y thế giới chứng nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở quy mô tỉnh hoặc huyện (xã cũng không được chứng nhận).
Thời gian thực hiện đề án từ nay đến hết năm 2018 với chi phí 73,5 tỷ đồng mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm

Bằng quyết tâm của mình, anh Võ Viết Dũng (xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên đói nghèo, và giờ đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Để giúp hội viên có vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, Hội ND xã Quy Đức, huyện Bình Chánh đã vận động các hộ trồng lan thành lập tổ hợp tác (THT).

Ngày 11/11/2011, Nghiệp đoàn khai thác hải sản Bình Hưng 3 (Phan Thiết, Bình Thuận) ra đời trên cơ sở Tổ hợp tác sản xuất trên biển số 3 trước đây, thu hút 121 đoàn viên của năm tàu đánh bắt xa bờ, công suất mỗi chiếc trên 300 CV. Tổng Liên đoàn Lao động VN đã hỗ trợ 100 triệu đồng cho mô hình này của Bình Thuận.

Ngày 19/8, Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.

Vụ mùa năm nay người dân ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị thất thu do mít nghệ mất mùa. Trong thời kỳ ra hoa đậu quả, mít phát triển bình thường, nhưng gần đến khi thu hoạch thì thối trái và rụng hàng loạt.