Thí điểm mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật

Mỗi tổ dịch vụ gồm 5 người, trong đó cán bộ khuyến nông làm tổ trưởng được trang bị bảo hộ lao động, kiến thức, kỹ năng dùng thuốc theo nguyên tắc "4 đúng"; hỗ trợ công phun thuốc. Ngoài ra, Trung tâm cũng hỗ trợ 6 máy bơm thuốc trừ sâu bệnh bằng động cơ cho các tổ dịch vụ, xây dựng một số bể chứa rác ngoài đồng. Các thành viên chịu trách nhiệm khảo sát, đánh giá tình hình sâu bệnh. Khi mật độ sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ sẽ tổ chức phun thuốc trên diện rộng.
Mô hình này nhằm giảm số người tiếp xúc với thuốc BVTV, bảo vệ sức khỏe người làm ruộng, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát được chất lượng thuốc. Dự kiến, kết thúc vụ mùa năm nay, đơn vị chuyên môn đánh giá kết quả thực hiện, trên cơ sở đó nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục chương trình “Ngân hàng bò” FrieslandCampina Việt Nam thực hiện việc trao tặng 50 con bò cho các hộ nông dân nghèo tại thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa tỉnh Long An.

Sở NNPTNT Đăk Lăk vừa giới thiệu về Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSat), do Ngân hàng Thế giới tài trợ, thực hiện từ 2015 - 2020.

Một số tiểu thương kinh doanh khoai tây Trung Quốc tại Chợ nông sản Đà Lạt, phường 11, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) bức xúc trước việc Ban quản lý chợ không cho phép đưa khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, khối lượng xuất khẩu cao su 9 tháng năm 2015 ước đạt 760.000 tấn, trị giá đạt 1,09 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu tăng 9,5% nhưng giá trị giảm 11,6%.

Đó là nhận định của ông Lê Văn Thành – Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa – xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, về việc đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng chất lượng sống của người dân nông thôn TP.HCM.