Thí điểm mô hình tổ dịch vụ bảo vệ thực vật

Mỗi tổ dịch vụ gồm 5 người, trong đó cán bộ khuyến nông làm tổ trưởng được trang bị bảo hộ lao động, kiến thức, kỹ năng dùng thuốc theo nguyên tắc "4 đúng"; hỗ trợ công phun thuốc. Ngoài ra, Trung tâm cũng hỗ trợ 6 máy bơm thuốc trừ sâu bệnh bằng động cơ cho các tổ dịch vụ, xây dựng một số bể chứa rác ngoài đồng. Các thành viên chịu trách nhiệm khảo sát, đánh giá tình hình sâu bệnh. Khi mật độ sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ sẽ tổ chức phun thuốc trên diện rộng.
Mô hình này nhằm giảm số người tiếp xúc với thuốc BVTV, bảo vệ sức khỏe người làm ruộng, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cơ quan chức năng kiểm soát được chất lượng thuốc. Dự kiến, kết thúc vụ mùa năm nay, đơn vị chuyên môn đánh giá kết quả thực hiện, trên cơ sở đó nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Giá thanh long đang ở mức rất thấp cùng với bệnh trên thanh long đang bùng phát ở nhiều nơi làm cho người trồng cây ăn trái đặc sản này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Hơn tuần nay ở các huyện biên giới An Giang và Đồng Tháp đã xuất hiện cá linh non đầu mùa, đặc sản vùng sông nước miền Tây một năm xuất hiện một lần.

2 năm qua, các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang Vĩnh Long và Tiền Giang đã hình thành được chuỗi liên kết trong việc tổ chức sản xuất rải vụ cho vườn xoài theo hướng an toàn.

Xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo được coi là “thủ phủ” chuyên canh cây ớt 2 vụ/năm của tỉnh Tiền Giang với hơn 350 ha.

Nhằm tạo ra cơ chế vận hành, thống nhất các giải pháp để tổ chức sản xuất và chế biến chè an toàn, ngày 19/8, tại Thái Nguyên, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị phát triển sản xuất chè an toàn