Thí Điểm Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn

Đầu tháng 10-2013, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại (Bến Tre) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bình Đại tổ chức thí điểm mô hình nuôi lươn trên cạn cho hộ nghèo tại xã Phú Thuận.
Mô hình gồm 10 hộ nghèo tham gia. Mỗi hộ được nhận 500 con lươn giống. Mật độ thả nuôi 1.000 con/m2. Mỗi hộ được hỗ trợ 2,4 triệu đồng (tiền con giống và tiền thức ăn), kinh phí do Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo hỗ trợ. Bà con nông dân có thể tận dụng các chuồng trại chăn nuôi gia súc cũ, hoặc làm các bể bằng xi măng, đào bể, trải bạt trên mặt đất; sau đó, dẫn nước ngọt vào bể. Mỗi ngày thay nước 1 lần, cho ăn 1 lần. Nguồn thức ăn chủ yếu từ nguồn cá vụn, cá tạp nấu chín, lươn giống sống rất tốt.
Trước khi nhận giống về nuôi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức tập huấn cho các hộ nuôi về kỹ thuật chăm sóc, cho ăn và cách phòng trừ dịch bệnh cho lươn; tổ chức tham quan thực tế mô hình nuôi lươn trên cạn tại tỉnh Vĩnh Long.
Lợi ích của mô hình nuôi lươn trên cạn là tiết kiệm được đất sản xuất, ít tốn công chăm sóc, ít có dịch bệnh xảy ra, thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định, lại phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Đây là mô hình ưu tiên cho các hộ nghèo ít đất sản xuất, giúp người dân có điều kiện thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Thị Kim Oanh-Chủ tịch Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho biết: Vật dụng để làm giá đỗ gồm tấm ni lông, bao bố, gạch. Về quy trình làm, ngâm đậu trong thời gian 9 tiếng đồng hồ theo công thức 2 sôi, 3 lạnh.

Những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã La Bằng (Đại Từ) rất phấn khởi bởi sau 3 năm nỗ lực, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới và đang được các ngành chức năng thẩm định hồ sơ để công nhận đạt chuẩn vào tháng 12 tới.

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.

Chúng tôi chạy xe máy dọc theo hướng Lộc Ninh lên cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) thăm trang trại trồng tiêu rộng 3 ha của của gia đình ông Nguyễn Quốc Mạnh (ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh). Đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà Thái bề thế, mái ngói đỏ tươi, xung quanh là vườn tiêu tươi tốt đang thời kỳ cho thu hoạch.