Thí Điểm Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn

Đầu tháng 10-2013, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại (Bến Tre) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bình Đại tổ chức thí điểm mô hình nuôi lươn trên cạn cho hộ nghèo tại xã Phú Thuận.
Mô hình gồm 10 hộ nghèo tham gia. Mỗi hộ được nhận 500 con lươn giống. Mật độ thả nuôi 1.000 con/m2. Mỗi hộ được hỗ trợ 2,4 triệu đồng (tiền con giống và tiền thức ăn), kinh phí do Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo hỗ trợ. Bà con nông dân có thể tận dụng các chuồng trại chăn nuôi gia súc cũ, hoặc làm các bể bằng xi măng, đào bể, trải bạt trên mặt đất; sau đó, dẫn nước ngọt vào bể. Mỗi ngày thay nước 1 lần, cho ăn 1 lần. Nguồn thức ăn chủ yếu từ nguồn cá vụn, cá tạp nấu chín, lươn giống sống rất tốt.
Trước khi nhận giống về nuôi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức tập huấn cho các hộ nuôi về kỹ thuật chăm sóc, cho ăn và cách phòng trừ dịch bệnh cho lươn; tổ chức tham quan thực tế mô hình nuôi lươn trên cạn tại tỉnh Vĩnh Long.
Lợi ích của mô hình nuôi lươn trên cạn là tiết kiệm được đất sản xuất, ít tốn công chăm sóc, ít có dịch bệnh xảy ra, thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định, lại phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Đây là mô hình ưu tiên cho các hộ nghèo ít đất sản xuất, giúp người dân có điều kiện thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.

Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.

Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao