Thêm tin không vui cho thanh long Bình Thuận

Qua theo dõi tình hình, mới đây Bộ Công Thương nước ta cho biết thông tin nêu trên mới chỉ xảy ra cục bộ tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với thanh long chất lượng không cao, mẫu mã không đẹp. Nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó chủ yếu là do diện tích trồng thanh long ở Quảng Đông liên tục tăng cao trong năm qua, đó còn chưa kể những tỉnh như Hải Nam, Phúc Kiến, Quảng Tây cũng tăng mạnh. Theo đó sản lượng thanh long của Trung Quốc hiện tăng gấp đôi, nguồn cung nội địa trở nên dồi dào…
Ngay bên trong thị trường Trung Quốc là vậy, còn thanh long xuất khẩu từ Việt Nam (chủ yếu là của Bình Thuận) vẫn duy trì với số lượng lớn hướng về các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Và thế là xảy ra hiện tượng đụng hàng, dội chợ, giảm giá đối với trái thanh long xuất khẩu của Việt Nam là điều không thể tránh khỏi…
Đang lao đao với giá bán chỉ vài ngàn đồng mỗi ký (giảm đến 2/3 so cùng kỳ năm ngoái), giờ thì các hộ trồng thanh long, cơ sở thu mua, doanh nghiệp xuất khẩu của Bình Thuận phải nhận thêm “tin không vui”, bởi diện tích trồng thanh long của Trung Quốc chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại!
Trước thông tin trên, Sở Công Thương Bình Thuận sẽ sớm thông tin tình hình nguồn cung hiện nay và định hướng kế hoạch sản xuất - kinh doanh cho loại quả này. Dự kiến cuộc họp bàn về tiêu thụ thanh long sẽ tổ chức trong trung tuần tháng 8 này… Nhưng chắc rằng, không phải một sớm một chiều mà thanh long Bình Thuận khắc phục tồn tại là phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việc “bỏ trứng vào cùng một giỏ” - đang là vấn đề nan giải cho trái thanh long Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.

Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

Kể từ ngày 10/02/2015, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTN.

Theo Thông tư, việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra;

Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2014 (theo gia hiện hành) của tỉnh là 42.261 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó riêng trong lĩnh vực thủy sản chiếm 35,37% giá trị toàn ngành với tổng diện tích thả nuôi là 68.400 ha, đạt 100,6% kế hoạch trong đó tôm nước lợ là 53.096 ha.