Thêm Nhiều Doanh Nghiệp Thủy Sản Được Phép Xuất Khẩu Vào Nga

Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa thông báo gỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản, cho phép thêm một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Thông tin này được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) công bố. Các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang thị trường Nga lần này gồm: Doanh nghiệp tư nhân Anh Long, Chi nhánh Công ty CP Thủy sản số 1 - Nhà máy chế biến thực phẩm Tân Phú Trung, Xí nghiệp đông lạnh AGF9 (Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang) nhờ đảm bảo đủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xuất khẩu sang nước này.
Trước đó, Nga đã cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản khác của Việt Nam (gồm 5 đơn vị chế biến sản phẩm cá tra, ba sa đông lạnh và 2 đơn vị chế biến sản phẩm tôm đông lạnh) được xuất khẩu sang Nga sau khi ban hành lệnh cấm nhập khẩu từ đầu năm nay. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nga đạt 103,3 triệu USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm nay đạt 4,95 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam lớn nhất, chiếm 22,8% tổng giá trị xuất khẩu với kim ngạch 8 tháng xấp xỉ một tỷ USD, tăng 38,58% so với cùng kỳ năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, thông qua dự án Bộ NN-PTNT sẽ có thêm những kinh nghiệm để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Hơn nữa, việc tiếp cận các dự án theo từng công đoạn để giúp tạo ra chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nông sản, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí cho các mặt hàng nông sản chính.

Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).