Thêm Nhiều Doanh Nghiệp Thủy Sản Được Phép Xuất Khẩu Vào Nga

Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa thông báo gỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản, cho phép thêm một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Thông tin này được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) công bố. Các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang thị trường Nga lần này gồm: Doanh nghiệp tư nhân Anh Long, Chi nhánh Công ty CP Thủy sản số 1 - Nhà máy chế biến thực phẩm Tân Phú Trung, Xí nghiệp đông lạnh AGF9 (Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang) nhờ đảm bảo đủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xuất khẩu sang nước này.
Trước đó, Nga đã cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản khác của Việt Nam (gồm 5 đơn vị chế biến sản phẩm cá tra, ba sa đông lạnh và 2 đơn vị chế biến sản phẩm tôm đông lạnh) được xuất khẩu sang Nga sau khi ban hành lệnh cấm nhập khẩu từ đầu năm nay. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nga đạt 103,3 triệu USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm nay đạt 4,95 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam lớn nhất, chiếm 22,8% tổng giá trị xuất khẩu với kim ngạch 8 tháng xấp xỉ một tỷ USD, tăng 38,58% so với cùng kỳ năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã tạo cho Tiền Giang 4 mùa cây trái xanh tươi, trĩu quả, phục vụ tích cực cho nhu cầu thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu.

Vùng chuyên canh cây cam, quýt tại xã Quang Thuận (Bạch Thông, Bắc Kạn) đang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Thời điểm này, tất cả người dân đều chú trọng “bám” vườn, vừa thu hái những lứa quả chín sớm, đồng thời phòng ngừa sâu bệnh gây mất năng suất.

Thời điểm này, nông dân huyện Mường Khương (Lào Cai) bước vào vụ thu hoạch quýt. Diện tích quýt cho thu hoạch năm 2015 là 45 ha, tăng 15ha so với năm 2014.

Trái ngược với chăn nuôi, ngành thủy sản nước ta được coi là có lợi thế nhất sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, ông Hoàng Văn Cát, dân tộc Tày, ở thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái) lãi 200 triệu đồng/năm.