Thêm Cơ Hội Cho Người Nghèo Tiếp Cận Nuôi Bò Sữa

Các gia đình thuộc diện nghèo tỉnh Sóc Trăng sẽ được hỗ trợ nuôi bò sữa nằm trong khuôn khổ dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013 - 2020.
Theo đó, mục tiêu của dự án sẽ chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang nông hộ. Dự kiến, đến năm 2020, bình quân mỗi hộ nuôi nông hộ từ 5 - 6 con bò sữa trở lên. Tăng đàn bò từ 4.700 con hiện nay lên 17.800 con vào năm 2020; năng suất sữa đạt 4.500kg/con/chu kỳ; sản lượng sữa tươi đến năm 2020 đạt 23.000 tấn/năm.
Dự án này sẽ giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động. Đến năm 2020 có trên 80% hộ chăn nuôi bò sữa có hệ thống xử lý chất thải hoặc có phương án tận dụng chất thải nhằm mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường. Tổng nguồn vốn thực hiện dự án 286,8 tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là vốn tự có trong dân trên 200 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven biển. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn. Nhưng bây giờ, nuôi vịt biển vấn đề trên không còn là khó khăn đối với nông dân vùng ven biển.

Sau khi vượt ngưỡng 220 ngàn đồng/kg trong khoảng hơn 2 tuần vào cuối tháng 6, hơn 1 tháng nay, giá hạt tiêu đen lại giảm về mức 186 - 190 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, tại Đồng Nai, một trong 3 vùng trồng tiêu lớn nhất cả nước, thì hiện rất ít hộ còn tiêu để bán.

Với người dân xã Văn Phú, huyện Thường Tín (Hà Nội), mướp hương là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nâng thu nhập, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Dự kiến, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này cả năm có thể đạt mức 1,5 tỉ USD.

Ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, sở đang tiến hành rà soát tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp (nhất là ngành trồng trọt), nhằm xác định quy mô từng loại cây trồng, hướng đến phát triển cây trồng chủ lực là cây khoai mì.