Thêm 2 giống lúa mới cho chân đất phèn, mặn

Thực hiện chương trình giống, bên cạnh việc tổ chức khảo nghiệm lựa chọn các giống lúa thuần mới có năng suất, chất lượng tốt bổ sung cho bộ giống lúa của tỉnh;
Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh cũng tiến hành khảo nghiệm để chọn ra các giống lúa có khả năng chịu phèn mặn phù hợp cho chân đất này, thay thế các giống lúa cũ đã thoái hóa.
Trong các năm từ 2013-2015, Trung tâm đã thực hiện các mô hình khảo nghiệm bộ giống lúa chịu phèn mặn tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, gồm 8 giống lúa: OM 136, OM 9581-2, AS 996, OM 9579, OM 6922, OM 161, OM 9576-1, CXT 30.
Các mô hình khảo nghiệm được thực hiện đúng quy trình khảo nghiệm giống lúa của Bộ NN&PTNT.
Bước đầu qua khảo nghiệm ở cả 2 vụ Đông Xuân (ĐX) và Hè Thu, cho thấy tất cả các giống đều sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng chịu phèn mặn khá, ít sâu bệnh hại; trong đó có 2 giống lúa triển vọng nhất, là CXT 30 và OM 9581 - 2.
Giống lúa CXT 30 có thời gian sinh trưởng vụ ĐX 90 ngày, vụ Thu 88 ngày, năng suất thực thu vụ ĐX là 85 tạ/ha, vụ Thu 70 tạ/ha.
Giống lúa OM 9581 - 2 có thời gian sinh trưởng vụ ĐX 105 - 110 ngày, vụ Thu 97 ngày; năng suất vụ ĐX là 86,3 tạ/ha, vụ Thu 73 tạ/ha.
Vụ ĐX 2015 - 2016, Sở NN&PTNT sẽ đưa 2 giống lúa CXT 30 và OM 9581 - 2 vào cơ cấu các giống lúa có triển vọng, sản xuất thử của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Trà Vinh là địa phương có sản lượng dừa đứng thứ hai trong khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Bến Tre), với diện tích trên 14.941 ha và hàng năm cho sản lượng trên 151 triệu trái dừa. Trước tình hình giá dừa đang sụt giảm mạnh trên thị trường, hiện dao động ở mức 11 – 13 ngàn đồng/chục (12 trái); giảm 95 – 100 ngàn đồng/chục so với cùng kỳ tháng 5/2011.

Dự án Đào tạo nâng cao năng lực kinh tế dựa vào cộng đồng (CB-TREE) do Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Dự án Thị trường lao động EU/MOLISA/ILO đang triển khai thí điểm tại Hà Tĩnh có thể là hướng đi phù hợp

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

Hơn 15 năm chị sống nhờ vào gánh hàng rong, với nghị lực phi thường chị trở thành bà chủ trang trại nuôi cá sấu, cá lóc, cá da trơn và ba ba trên diện tích 2,3 ha, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng lợi nhuận từ năm 2001 đến nay đã là 5 tỷ đồng. Chị được mệnh danh là “nữ tướng nuôi cá” của xứ dừa. Đó là chị Phan Thị Vân ở ô 3, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, Bến Tre.

Việc trồng xen ca cao trong vườn cây lâu năm như tiêu, điều, cà phê… vừa giúp cây trồng chính tăng năng suất, vừa giúp nông dân có thêm thu nhập từ cây ca cao. Tuy nhiên, sau 40 năm có mặt tại Việt Nam, cây ca cao hiện vẫn bị cho là cây trồng mới, nông dân không quan tâm chăm sóc, phát triển vườn.