Thêm 2 giống lúa mới cho chân đất phèn, mặn

Thực hiện chương trình giống, bên cạnh việc tổ chức khảo nghiệm lựa chọn các giống lúa thuần mới có năng suất, chất lượng tốt bổ sung cho bộ giống lúa của tỉnh;
Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh cũng tiến hành khảo nghiệm để chọn ra các giống lúa có khả năng chịu phèn mặn phù hợp cho chân đất này, thay thế các giống lúa cũ đã thoái hóa.
Trong các năm từ 2013-2015, Trung tâm đã thực hiện các mô hình khảo nghiệm bộ giống lúa chịu phèn mặn tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, gồm 8 giống lúa: OM 136, OM 9581-2, AS 996, OM 9579, OM 6922, OM 161, OM 9576-1, CXT 30.
Các mô hình khảo nghiệm được thực hiện đúng quy trình khảo nghiệm giống lúa của Bộ NN&PTNT.
Bước đầu qua khảo nghiệm ở cả 2 vụ Đông Xuân (ĐX) và Hè Thu, cho thấy tất cả các giống đều sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng chịu phèn mặn khá, ít sâu bệnh hại; trong đó có 2 giống lúa triển vọng nhất, là CXT 30 và OM 9581 - 2.
Giống lúa CXT 30 có thời gian sinh trưởng vụ ĐX 90 ngày, vụ Thu 88 ngày, năng suất thực thu vụ ĐX là 85 tạ/ha, vụ Thu 70 tạ/ha.
Giống lúa OM 9581 - 2 có thời gian sinh trưởng vụ ĐX 105 - 110 ngày, vụ Thu 97 ngày; năng suất vụ ĐX là 86,3 tạ/ha, vụ Thu 73 tạ/ha.
Vụ ĐX 2015 - 2016, Sở NN&PTNT sẽ đưa 2 giống lúa CXT 30 và OM 9581 - 2 vào cơ cấu các giống lúa có triển vọng, sản xuất thử của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Có thời điểm, giá thanh long tại Bình Thuận rớt thảm hại do dư thừa nguồn cung. Thanh long xấu xí do sâu bệnh không bán được mới cho bò ăn.

Khâu đột phá để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững lại không nằm ở kỹ thuật mà phải làm từ khâu tổ chức. Hiện nay, chè được trồng ở 34 tỉnh thành cả nước với diện tích khoảng 125.000 ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia. Tuy nhiên, giá trị của ngành hiện còn thấp chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm, một con số rất khiêm tốn so với xuất khẩu hồ tiêu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hiện nay diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã vượt khỏi tầm kiểm soát và quản lý của ngành nông nghiệp tỉnh, khi mà diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đến 4.500ha.

Với diện tích 1.200ha, Sơn Tây là địa phương có diện tích cau lớn nhất ở Quảng Ngãi. Khác với các vụ khác, vụ thu hoạch cau năm nay được xem là mùa vàng của người dân nơi đây.

Đang nhúng cả tấn sầu riêng vào hóa chất để "ép" sầu riêng nhanh chín, một cơ sở buôn bán sầu riêng bất ngờ bị lực lượng chức năng đột kích bắt tại trận.