Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.
13 giống lúa do Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long lai tạo, gồm: OM 4488, OM 5166, OM 5953, OM 6677, OM 7364, OM 7398, OM 8232, OM 8928, OM 11267, OM 11268, OM 11269, OM 11271 và Núi Voi 1. Các giống lúa thuần này được trồng khảo nghiệm so sánh năng suất trong nhiều năm qua tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, các trung tâm khuyến nông, trung tâm giống 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông và miền Trung.
Các giống lúa có thời gian sinh trưởng 95 - 105 ngày, chiều cao cây 100 - 110 cm, số bông cao, tỷ lệ hạt lép thấp, nặng hạt, hạt gạo đẹp, thon dài, hàm lượng amylose thấp, cơm dẻo, thơm ngon, hàm lượng protein cao, năng suất cao (6 - 8 tấn/ha/vụ), có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như rầy nâu, đạo ôn, bệnh vàng lùn và nhiều loại bệnh khác, đạt chuẩn xuất khẩu. Một số giống còn thích nghi tốt với vùng đất nhiễm mặn, phèn, khô hạn.
Giống Cẩm Cai Lậy là giống lúa thuần, có thể thâm canh 3 vụ/năm vì thời gian tăng trưởng rất ngắn (85 ngày), chống chịu tốt với bệnh cháy lá, năng suất từ 4 - 6 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm
Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo
Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

Dọc theo Quốc lộ 4D từ xã Tòng Sành (Bát Xát) lên đến thị trấn Sa Pa (Sa Pa), du khách thường gặp đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ bán những xâu cá suối tươi vừa bắt dưới suối lên. Cá suối Sa Pa là món ăn dân dã mà hấp dẫn.