Thay thế dòng tôm xuất khẩu chủ lực

Thông tin được Phó tổng cục Thủy sản - Phạm Anh Tuấn cho biết tại họp báo thường kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 5/8.
Theo ông Tuấn, xuất khẩu tôm Việt Nam thời gian qua đang gặp nhiều khó khăn. Thống kê 6 tháng giảm cả sản lượng lẫn giá trị do nhu cầu thế giới và bất lợi về tỷ giá. Dù nhận định từ nay đến cuối năm, nhu cầu về mặt hàng tôm tại các thị trường sẽ tăng đáng kể, song vị này cho rằng tình hình vẫn có thể thay đổi.
Do vậy, để tăng tính cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu, cơ quan quản lý cho biết sẽ chú trọng tăng sản lượng tôm sú nuôi quảng canh thay vì tôm thẻ chân trắng như hiện nay. Lý do là khi sức mua yếu, tỷ giá bất lợi, giá bán tôm thẻ chân trắng giảm xuống khá thấp, Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với các quốc gia khác, chưa kể rủi ro dịch bệnh. Trong khi tôm sú được nuôi với mô hình quảng canh cải tiến, chi phí sản xuất thấp, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi thế về giá bán.
Về lâu dài, ông Tuấn cho biết, ngành thủy sản sẽ đẩy mạnh tôm lúa và tôm rừng bởi diện tích có thể mở rộng, nâng cao được năng suất, giá thành thấp. Đây cũng là cơ sở để dần thay đổi thói quen canh tác, nuôi trồng cho các hộ nuôi trồng hiện nay.
Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ 2014, trong đó thị trường nhập khẩu chính là Mỹ chỉ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2%.
Nguyên nhân khiến giá trị mặt hàng này giảm vì sản lượng tôm thế giới tăng, giá xuất khẩu của Ấn Độ, Thái Lan sang các thị trường chính giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường Mỹ giảm bớt do sản lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến các nước xuất khẩu đổ xô vào thị trường Mỹ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tại đây “ép giá” tôm Việt Nam.
Dự báo về tình hình nửa cuối năm, cơ quan quản lý cho biết, lượng tôm xuất khẩu sẽ khả quan hơn so với đầu năm vì mùa thu hoạch tôm ở Ấn Độ đã kết thúc, trong khi các nước nhập khẩu đã vào mùa tiêu dùng. Đồng thời, lợi ích từ các FTA Việt Nam đã ký sẽ giúp mặt hàng tôm xuất khẩu có lợi thế về thuế suất.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây giá hành lá ở các tỉnh ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 24-8, thương lái ở Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp… thu mua hành lá tại ruộng với giá 650.000- 700.000 đồng/tạ, cao gấp nhiều lần so thời điểm đầu năm 2014.

Từ năm 2003 đến nay, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Vị Thủy, hàng ngàn hộ nghèo ở địa phương có điều kiện đầu tư sản xuất, từng bước cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương.

Nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng mía, bên cạnh việc chuyển đổi giống mía, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) còn hướng dẫn nông dân thay đổi hình thức canh tác từ thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa và áp dụng một số kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất.

Ngày 25.8, UBND tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách trung ương của dự án đầu tư khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá tại xã Cẩm Thanh (TP.Hội An) với số vốn hơn 114 tỷ đồng.

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cói nguyên liệu cho 40 hộ dân trên địa bàn xã Duy Phước (Duy Xuyên).