Thay đổi bao bì nhập lậu đường cát Thái Lan

Đối tượng buôn lậu sử dụng hóa đơn xuất hàng, thay nhãn hiệu bao bì đường trong nước để đưa đường cát Thái Lan vào nội địa tiêu thụ.
Theo Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tỉnh Tây Ninh, tình hình nhập lậu đường cát mang nhãn hiệu Thái Lan và Campuchia trên tuyến biên giới của tỉnh hiện nay vẫn không hề giảm mà còn có diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi hơn.
Đối tượng buôn lậu sử dụng hóa đơn xuất hàng của các nhà máy đường trong nước, tập kết đường lậu tại khu vực biên giới, sau đó thay nhãn hiệu bao bì đường trong nước để đưa vào nội địa tiêu thụ.
Bên cạnh thủ đoạn dùng xe gắn máy lén lút chở về mỗi lần từ 2 - 4 bao (mỗi bao 50kg) theo đường mòn vào ban đêm, các đối tượng còn trắng trợn sử dụng cả xe tải, máy cày, xe chở khách... vận chuyển đường nhập lậu mỗi chuyến từ vài trăm bao trở lên.
Nếu đưa về TP HCM tiêu thụ trót lọt, đối tượng buôn lậu có thể thu lợi bất chính khoảng vài chục triệu đồng mỗi chuyến. Khi bị phát hiện, đối tượng xuất trình hóa đơn mua hàng của các nhà máy đường trong nước để đối phó với cơ quan chức năng.
Nhận rõ được thủ đoạn tinh vi của các đối tượng buôn lậu, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với lực lượng biên phòng và quản lý thị trường xây dựng kế hoạch tăng cường điều tra, trinh sát đường vận chuyển và điểm tập kết hàng tại gốc để có biện pháp đấu tranh, bắt giữ hàng nhập lậu đạt hiệu quả.
Chỉ trong tháng 8/2015, các lực lượng trên tuyến biên giới và quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ trên 100 tấn đường cát nhập lậu mang nhãn hiệu Thái Lan và Campuchia.
Tính từ đầu năm đến nay, số lượng đường nhập lậu bị các cơ quan chức năng của tỉnh bắt giữ đạt trên 300 tấn, trị giá hàng hóa tịch thu mặt hàng này đạt trên 3 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng cá ngừ khai thác được lớn, nhưng giá sản phẩm thấp, dao động từ 75.000 - 80.000 đồng/kg, nên đa số các tàu hòa vốn hoặc lỗ, một số ít tàu có lời nhưng ở mức thấp.

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đồng ý cho Công ty TNHH MTV Bò sữa TP Hồ Chí Minh triển khai dự án “Chăn nuôi bò giống, bò thịt tại tỉnh Lâm Đồng”.

Theo chân anh Nguyễn Xuân Danh cán bộ Nông lâm ngư diêm nghiệp xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ ở thôn 1, xã Xuân Hải với gần 7 năm trong nghề nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú cho hiệu quả.

Hạn chế được ô nhiễm môi trường, dễ áp dụng cho cả trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng hiệu quả kinh tế... đó là những hiệu quả tích cực mà người chăn nuôi heo trong tỉnh Hậu Giang nhận thấy được sau khi áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học.

Trước tình hình khô hạn khốc liệt đang xảy ra, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định vừa có văn bản gửi lãnh đạo Sở NN-PTNT đề nghị hỗ trợ khẩn cấp số kinh phí gần 550 triệu đồng để chống hạn cứu đàn cá giống bố mẹ gồm các loại: trắm, trôi, mè, chép, rô phi, bống tượng… đang được nuôi giữ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản xã Mỹ Châu (Phù Mỹ).