Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thay đổi bao bì nhập lậu đường cát Thái Lan

Thay đổi bao bì nhập lậu đường cát Thái Lan
Ngày đăng: 31/08/2015

Đối tượng buôn lậu sử dụng hóa đơn xuất hàng, thay nhãn hiệu bao bì đường trong nước để đưa đường cát Thái Lan vào nội địa tiêu thụ.

Theo Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tỉnh Tây Ninh, tình hình nhập lậu đường cát mang nhãn hiệu Thái Lan và Campuchia trên tuyến biên giới của tỉnh hiện nay vẫn không hề giảm mà còn có diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi hơn.

Đối tượng buôn lậu sử dụng hóa đơn xuất hàng của các nhà máy đường trong nước, tập kết đường lậu tại khu vực biên giới, sau đó thay nhãn hiệu bao bì đường trong nước để đưa vào nội địa tiêu thụ.

Bên cạnh thủ đoạn dùng xe gắn máy lén lút chở về mỗi lần từ 2 - 4 bao (mỗi bao 50kg) theo đường mòn vào ban đêm, các đối tượng còn trắng trợn sử dụng cả xe tải, máy cày, xe chở khách... vận chuyển đường nhập lậu mỗi chuyến từ vài trăm bao trở lên.

Nếu đưa về TP HCM tiêu thụ trót lọt, đối tượng buôn lậu có thể thu lợi bất chính khoảng vài chục triệu đồng mỗi chuyến. Khi bị phát hiện, đối tượng xuất trình hóa đơn mua hàng của các nhà máy đường trong nước để đối phó với cơ quan chức năng.

Nhận rõ được thủ đoạn tinh vi của các đối tượng buôn lậu, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với lực lượng biên phòng và quản lý thị trường xây dựng kế hoạch tăng cường điều tra, trinh sát đường vận chuyển và điểm tập kết hàng tại gốc để có biện pháp đấu tranh, bắt giữ hàng nhập lậu đạt hiệu quả.

Chỉ trong tháng 8/2015, các lực lượng trên tuyến biên giới và quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ trên 100 tấn đường cát nhập lậu mang nhãn hiệu Thái Lan và Campuchia.

Tính từ đầu năm đến nay, số lượng đường nhập lậu bị các cơ quan chức năng của tỉnh bắt giữ đạt trên 300 tấn, trị giá hàng hóa tịch thu mặt hàng này đạt trên 3 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Trúng Giá Kiệu Trúng Giá Kiệu

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.

13/08/2014
Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

13/08/2014
Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có "Gậy", Nhưng Ai Xử?

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.

13/08/2014
Méo Mặt Vì Giá Nấm Méo Mặt Vì Giá Nấm

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.

13/08/2014
Xã Bạch Đằng Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Mạnh Xã Bạch Đằng Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Mạnh

Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.

13/08/2014