Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn

Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn
Ngày đăng: 14/08/2015

Hiện ông Buôl là chủ nhân của 3 chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Kubota của Nhật, cộng với phương tiện chuyên vận tải lúa trị giá gần 2 tỷ đồng. Ông Buôl chia sẻ: “Nhà có 7,5ha ruộng nhưng ở nhiều khu vực khác nhau, mỗi lần vào vụ thu hoạch rất vất vả khi kiếm nhân công. Giá công gặt tăng từng ngày, có khi lúa đã chín vàng đồng nhưng phải chờ 5-7 ngày mới thu hoạch được là chuyện thường. Đó cũng là cảnh ngộ của nhiều hộ làm lúa trong vùng...”.

Năm 2010, ông Buôl đem tiền dành dụm bấy lâu của gia đình, vay thêm ngân hàng được gần 500 triệu đồng để mua một chiếc máy gặt đập liên hợp. Ngoài gặt lúa cho gia đình, ông còn mang máy đi gặt mướn cho bà con trong huyện. Có tích lũy, sang năm 2011, ông lại tiếp tục mua thêm 1 chiếc máy nữa, trị giá hơn 500 triệu đồng và mở rộng việc gặt mướn qua các huyện, tỉnh lân cận.

Theo ông Buôl, khi quyết định mua máy, ông cũng đã nghiên cứu, xem xét nhiều góc độ từ thực tế sản xuất lúa. Ông còn cho con trai đi làm thuê cho các chủ máy gặt ở  các vùng khác để học hỏi.

Với 3 chiếc máy gặt đập liên hợp, mỗi chiếc có thể gặt khoảng 600 công/vụ, mỗi năm 3 chiếc có thể gặt hơn 5.000 công lúa, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Buôl thu lợi nhuận từ gặt thuê hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, với diện tích lúa 3 vụ, gia đình ông Buôl có tổng thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.

Không chỉ có thu nhập cao cho gia đình, ông Buôl còn tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên nông thôn. Trung bình người làm công với các việc như điều khiển máy gặt, hứng lúa có thu nhập trung bình từ 200.000-250.000 đồng/ngày khi vào vụ. Hiện ông Buôl sử dụng khoảng 20 nhân công thường xuyên.


Có thể bạn quan tâm

Vào vụ hoa tết Vào vụ hoa tết

Thời điểm này, nông dân nhiều nơi đang tất bật chuẩn bị vào vụ hoa tết. Từ tờ mờ sáng, trên những cánh đồng cát trắng rộn rịp bóng nông dân tưới nước, chăm bón để những chậu hoa kịp khoe sắc trong dịp Tết Nguyên đán.

15/11/2015
Nạo vét kênh mương giải thủy ở xã Bình Giang sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng ; Nạo vét kênh mương giải thủy ở xã Bình Giang sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng ;

Trong khi chưa lấy ý kiến đầy đủ từ người dân, doanh nghiệp đã nạo vét kênh tiêu giải thủy với độ sâu quá mức, làm ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích đất canh tác và bảo vệ môi trường vùng cát.

15/11/2015
Gần 26 tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới Gần 26 tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới

Tin từ UBND huyện Nam Giang cho biết, trong 5 năm (2011 - 2015), địa phương đã huy động thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới đạt gần 26 tỷ đồng (trong đó, có hơn một nửa từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp chương trình nông thôn mới của Trung ương).

15/11/2015
Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn

Hôm qua 12.11, đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng thường trực HĐND tỉnh có cuộc làm việc với Sở NN&PTNT về kết quả thực hiện 3 nghị quyết của HĐND tỉnh, gồm: cơ chế đầu tư cấp nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn;

15/11/2015
Mô hình nuôi cá lồng bè ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 cơ hội giảm nghèo cho người dân miền núi Mô hình nuôi cá lồng bè ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 cơ hội giảm nghèo cho người dân miền núi

Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào bản địa, mô hình nuôi cá lồng bè tại lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) còn giúp địa phương giải quyết được tình trạng lao động việc làm cho các hộ dân miền núi.

15/11/2015